Nhà xưởng thép tiền chế đang ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến trong xây dựng các công trình công nghiệp nhờ vào tính linh hoạt, tiết kiệm chi phí và thời gian thi công. Bên cạnh đó, với kết cấu thép vững chắc, nhà xưởng thép tiền chế đáp ứng được yêu cầu về độ bền, khả năng chịu tải cao và khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt. Cùng tìm hiểu chi tiết về kết cấu nhà tiền chế và các ứng dụng nổi bật trong bài viết dưới đây.
1. Nhà xưởng thép tiền chế
Nhà xưởng thép tiền chế, hay còn gọi là nhà tiền chế, là loại công trình sử dụng kết cấu thép làm vật liệu chính. Các cấu kiện sẽ được thiết kế chi tiết và gia công tại nhà máy theo bản vẽ kỹ thuật, đảm bảo độ chính xác về số lượng và kích thước. Sau đó, chúng được vận chuyển đến công trình để lắp ráp và hoàn thiện.
Quá trình xây dựng nhà xưởng thép tiền chế gồm ba bước cơ bản: thiết kế – gia công – lắp dựng. Trong đó, các cấu kiện được liên kết với nhau bằng bulông để tạo thành khung kết cấu vững chắc. Toàn bộ quy trình đều được kiểm tra và giám sát chất lượng nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Nhà xưởng thép tiền chế được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp như sản xuất chế tạo, chế biến thực phẩm, lắp ráp điện tử, kho vận, logistics,…
2. Kết cấu nhà tiền chế
Kết cấu nhà xưởng thép tiền chế gồm 3 phần chính:
- Hệ thống khung xương: Tổ hợp cột, kèo thép chữ I, dầm,…
- Hệ kết cấu phụ: Xà gồ mạ kẽm (chữ C, Z, U,…), sườn tường, thanh chống đỉnh tường,…
- Hệ thống bao che: Tôn vách, tôn mái,…
Ngoài ra, kết cấu nhà tiền chế có thể tích hợp thêm các thành phần khác để phù hợp với nhu cầu sử dụng riêng của từng dự án, như:
- Sàn lửng và dầm cầu trục, hệ trợ lực mái, kệ sàn,…
- Hệ phụ kiện chi tiết: Mái hiên, diềm ốp, máng xối, hệ thống thông gió, dây cáp giằng,…
3. Một số loại kết cấu thép được sử dụng phổ biến
Dưới đây là các loại kết cấu thép được sử dụng phổ biến trong nhà tiền chế:
- Kết cấu khung thép: Kết cấu này bao gồm các cột thép đứng thẳng, dầm thép ngang và các kết nối thép giúp kiên kết các chi tiết lại với nhau. Những dầm và cột này được liên kết với nhau bằng liên kết hàn hoặc bắt vít, tạo thành khung thép vững chắc và ổn định.
- Kết cấu khung kèo thép: Kết cấu khung kèo thép sử dụng một chuỗi các hình tam giác được nối với nhau, nhằm phân phối trọng lượng đều trên toàn bộ cấu trúc.
- Kết cấu mái vòm thép: Là một dạng cấu trúc thép có hình dạng vòm, có mô men uốn nhỏ hơn so với cấu trúc dầm và khung, giúp tiết kiệm nguyên vật liệu.
4. Ưu điểm và hạn chế của nhà xưởng thép tiền chế
Nhà xưởng thép tiền chế ngày càng được ưa chuộng trong xây dựng công nghiệp nhờ những ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, nhà xưởng thép tiền chế cũng tồn tại một số hạn chế nhất định.
Ưu điểm
- Thi công nhanh chóng: Các cấu kiện thép được sản xuất sẵn tại nhà máy và chỉ cần lắp ráp tại công trường giúp rút ngắn đáng kể thời gian thi công so với các phương pháp xây dựng truyền thống.
- Linh hoạt trong thiết kế: Dễ dàng điều chỉnh kích thước, hình dạng và cấu trúc nhà xưởng để phù hợp với yêu cầu sử dụng.
- Độ bền cao: Khung thép có khả năng chịu lực tốt, chống chịu được các tác động của môi trường như gió bão, động đất.
- Chi phí hợp lý: Nhà xưởng thép tiền chế có chi phí thi công thấp hơn so với các công trình bê tông cốt thép, nhờ vào vật liệu thép sẵn có và quy trình sản xuất, lắp ráp đơn giản.
- Dễ dàng mở rộng: Khi có nhu cầu mở rộng nhà xưởng, việc lắp thêm các module thép là rất đơn giản.
- Khả năng tái chế: Thép là vật liệu có thể tái chế nhiều lần, góp phần bảo vệ môi trường.
Hạn chế
- Khả năng chống cháy hạn chế: Thép là vật liệu dễ bị biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, do đó, việc bảo vệ chống cháy cho các nhà xưởng thép tiền chế cần được quan tâm.
- Chi phí bảo dưỡng: Mặc dù thép có độ bền cao, nhưng nếu không được bảo trì đúng cách, đặc biệt trong môi trường có độ ẩm cao, thép có thể bị gỉ sét, làm giảm tuổi thọ công trình.
- Dễ bị ăn mòn: Thép dễ bị oxi hóa, đặc biệt trong môi trường ẩm ướt.
- Yêu cầu kỹ thuật cao trong thiết kế: Để đảm bảo tính ổn định và an toàn, thiết kế nhà xưởng thép tiền chế cần phải có các yếu tố tính toán kỹ lưỡng về tải trọng, chống gió bão và các yếu tố khí hậu địa phương.
- Hạn chế về tính thẩm mỹ: Mặc dù nhà xưởng thép có ưu điểm về khả năng chống chịu, nhưng về mặt thẩm mỹ, các công trình thép tiền chế có thể không được đánh giá cao so với các công trình sử dụng vật liệu truyền thống như bê tông hay gạch.
- Không gian hạn chế: Do sử dụng kết cấu thép, một số loại nhà xưởng có thể gặp hạn chế về khả năng phân chia không gian linh hoạt, đặc biệt là khi cần xây dựng các khu vực tường hoặc chia phòng.
5. Quy trình thi công nhà xưởng thép tiền chế
Việc hiểu rõ quy trình thi công lắp dựng là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi dự án xây dựng. Quy trình này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, tiến độ thi công và hiệu quả kinh tế mà còn đảm bảo an toàn lao động và tuân thủ các quy định pháp lý. Dưới đây là tổng quan về quy trình thi công nhà xưởng thép tiền chế gồm 3 giai đoạn chính:
- Khâu thiết kế: Phác thảo ý tưởng và tạo bản vẽ kỹ thuật chi tiết, xác định cấu trúc và các yếu tố kỹ thuật của công trình.
- Khâu chế tạo: Gia công các cấu kiện thép tại xưởng theo bản vẽ đã duyệt.
- Khâu thi công: Vận chuyển và lắp đặt các cấu kiện tại công trường theo trình tự để hoàn thiện công trình.
Khâu thiết kế
Bản vẽ nhà tiền là tiền đề quan trọng, cần phải được thiết kế ngay từ bước đầu tiên. Bản vẽ này thể hiện chi tiết cấu trúc tổng thể và các chi tiết kỹ thuật của công trình. Từ đó đưa ra giải pháp thiết kế, thi công tối ưu nhất.
Một bản vẽ nhà xưởng tiền chế cần làm rõ các yếu tố sau:
- Các phương án phối hợp kiến trúc, kết cấu và cấu trúc tổng thể của công trình
- Chi tiết kỹ thuật cụ thể, bao gồm số liệu, kích thước và số lượng các bộ phận cấu thành công trình
- Sơ đồ mặt bằng và cách bố trí các cấu kiện
- Quản lý chặt chẽ bản vẽ để đảm bảo tính nhất quán và độ chính xác trong quá trình thi công.
Khâu gia công cấu kiện
Gia công cấu kiện nhà thép tiền chế là giai đoạn then chốt trong quá trình sản xuất, biến các bản vẽ thiết kế thành các sản phẩm thực tế. Độ chính xác trong từng chi tiết là yếu tố quyết định chất lượng và tính bền vững của cấu kiện thép.
Quy trình gia công cấu kiện thép tiền chế bao gồm các bước chuẩn bị vật liệu, cắt, gia công, lắp ráp và hàn các chi tiết theo thiết kế. Sau đó, cấu kiện được xử lý bề mặt và sơn phủ bảo vệ (chống gỉ, chống cháy,…). Cuối cùng, sản phẩm hoàn thiện sẽ được kiểm tra chất lượng và vận chuyển tới công trường để lắp đặt. Quá trình này yêu cầu độ chính xác cao và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo chất lượng và độ bền của cấu kiện.
Kiểm tra chất lượng kết cấu thép
Cần kiểm tra cấu kiện trước, trong và sau khi hoàn thành công trình để đảm bảo tính chất cơ học và độ bền của công trình. Một số tiêu chuẩn cần phải tuân thủ khi gia công kết cấu thép:
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1651-1:2018
- Tiêu chuẩn Việt Nam 1811: 2009
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6287:1997
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7937-1-2013
- Tiêu chuẩn Hoa Kỳ 510 – 07
- Tiêu chuẩn Hoa Kỳ ASTM E1329
- Tiêu chuẩn Nhật Bản JIS 3112-2010
- Tiêu chuẩn Nhật Bản JIS Z 2248_2006
- Tiêu chuẩn Nhật Bản JIS Z 2281_2011
Khâu thi công
Cần sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân và máy móc hỗ trợ để nâng đỡ và lắp ghép các nguyên vật liệu một cách chính xác và an toàn.
Thi công khung chính
- Lắp đặt cột gian khóa cứng, dầm kèo, khung kèo, xà gồ và chống xà gồ.
- Căn chỉnh độ cao, độ thẳng của các cột để đảm bảo khung vững chắc.
Thi công phần bao che
- Lắp đặt mái, vách và máng xối.
- Sử dụng ống trượt để kéo tôn lên mái, cố định bằng móc sắt.
- Căn chỉnh các tấm tôn để đảm bảo độ thẩm mỹ và chất lượng.
Giai đoạn cuối cùng là kiểm tra toàn bộ công trình để đảm bảo chất lượng và tuân thủ tiêu chuẩn. Các vấn đề phát sinh sẽ được khắc phục trước khi bàn giao cho chủ đầu tư. Đồng thời, tài liệu công trình và chế độ bảo hành sẽ được lưu trữ, đảm bảo công trình được bảo trì hiệu quả sau khi hoàn thành.
>> Tư vấn, báo giá thiết kế, xây dựng nhà xưởng
6. Đơn giá xây dựng nhà xưởng thép tiền chế
Chi phí xây dựng nhà thép tiền chế được xác định chính xác dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm quy mô và độ phức tạp của các hạng mục thi công, vị trí công trình và điều kiện môi trường xung quanh. Ngoài ra, đơn giá còn chịu ảnh hưởng bởi thời gian thi công và chất lượng vật liệu mà khách hàng lựa chọn.
Để có được báo giá chính xác nhất, doanh nghiệp nên liên hệ trực tiếp với các đơn vị thi công. Hoặc bạn có thể liên hệ với SUNTECH, chúng tôi sẽ đến khảo sát hiện trường, tư vấn và báo giá chi tiết cho bạn.
Liên hệ:
- Phone: 0986 656 683
- Email: info@pssuntech.com