Quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP chi tiết

Áp dụng quy trình vệ sinh nhà xưởng không chỉ tạo ra môi trường làm việc sạch sẽ và thoải mái, mà còn giảm nguy cơ về an toàn nghề nghiệp. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự gọn gàng và an toàn, tăng cường hiệu quả công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về quy trình này. Trong bài viết dưới đây, SUNTECH sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP, những điểm quan trọng cần chú ý và hướng dẫn thực hiện chúng một cách hiệu quả.

Quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP chi tiết
Quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP chi tiết

1. Vệ sinh nhà xưởng là gì?

Vệ sinh nhà xưởng là công việc gồm nhiều bước, bao gồm việc làm sạch trần, vách, sàn và các thiết bị máy móc bên trong nhà xưởng.

Hiện nay, đa số nhà xưởng đều duy trì hoạt động liên tục suốt cả ngày lẫn đêm nhằm tối ưu hóa cả chi phí và hiệu suất làm việc. Điều này đồng nghĩa với việc người lao động tiếp xúc với nhiều loại hóa chất có thể gây hại. Nếu không được xử lý đúng cách, có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của người lao động và hiệu suất chung của doanh nghiệp. Do đó, việc thực hiện quy trình vệ sinh nhà xưởng theo đúng tiêu chuẩn là điều quan trọng.

2. Những yếu tố cần chú ý khi vệ sinh nhà xưởng theo chuẩn GMP

Theo tiêu chuẩn GMP, quá trình vệ sinh nhà xưởng phải tuân thủ mọi quy tắc và quy trình được đề ra một cách nghiêm ngặt. Tiêu chuẩn này đặc biệt chú trọng vào các yếu tố như:

  • Con người
  • Nguyên vật liệu
  • Máy móc & thiết bị
  • Hoạt động
  • Môi trường trong tất cả các lĩnh vực của quá trình sản xuất

3. Tại sao các doanh nghiệp phải thực hiện vệ sinh nhà xưởng thường xuyên?

Các doanh nghiệp nên thực hiện vệ sinh nhà xưởng thường xuyên, vì những lợi ích quan trọng sau đây:

  • Giúp loại bỏ các yếu tố gây nguy hiểm, tạo môi trường làm việc an toàn, giảm rủi ro tai nạn và bảo vệ sức khỏe của toàn bộ nhân viên.
  • Môi trường làm việc sạch sẽ và gọn gàng giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất, giảm thời gian chờ đợi và tăng cường hiệu suất làm việc. Ngoài ra, còn tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng và đối tác, giúp củng cố hình ảnh chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
  • Bảo dưỡng và làm sạch định kỳ giúp duy trì máy móc và thiết bị trong tình trạng tốt nhất, kéo dài tuổi thọ sử dụng và giảm chi phí bảo dưỡng.
  • Thực hiện vệ sinh nhà xưởng là biện pháp đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các quy định và luật lệ liên quan, giảm nguy cơ phạt và vấn đề pháp lý.

4. Nguyên tắc thực hiện vệ sinh nhà xưởng GMP

Thực hiện vệ sinh theo tiêu chuẩn GMP cần đảm bảo nguyên tắc và trình tự sau.

4.1 Vệ sinh từ khô đến ướt

Đây là nguyên tắc cơ bản đầu tiên mà bất kỳ một nhà xưởng nào cũng cần phải chú ý. Vệ sinh khô để loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân vật lý trước khi lau ướt. Ở bước này, nhân viên vệ sinh sẽ tiến hành vệ sinh bằng các dụng cụ như cây lau để quét sạch mạng nhện bám trên trần và tường, đồng thời dùng máy hút bụi để hút hết bụi bẩn trong không gian.

Nguyên tắc vệ sinh từ khô đến ướt
Nguyên tắc vệ sinh từ khô đến ướt

Tiếp theo, sử dụng khăn khô và chổi để làm sạch bề mặt máy móc và thiết bị của nhà xưởng. Bằng cách này, chúng ta giảm thiểu việc sử dụng quá nhiều hóa chất, tiết kiệm nước và tối ưu thời gian vệ sinh cho nhà xưởng.

4.2 Vệ sinh từ trên xuống dưới

Vệ sinh trần nhà xưởng, tường nhà xưởng rồi mới đi xuống máy móc, sàn nhà. Thưc hiện áp dụng nguyên tắc này là vô cùng hữu ích vì trần và tường nhà xưởng sẽ có những chất bẩn bám dính và mạng nhện bám lại lâu ngày. Nếu chúng ta lau từ trên xuống dưới, bụi bẩn sẽ rơi xuống máy và sàn nhà, sẽ phải lau lại tốn nhiều thời gian.

Vệ sinh máy thật sạch rồi lau sàn sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn nhanh nhất. Ngược lại, nếu lau sàn trước, sau đó mới làm sạch bụi trên trần, sẽ làm tăng thêm thời gian và nhà xưởng có thể trở nên bẩn hơn.

4.3 Vệ sinh từ trong ra ngoài

Bắt đầu quá trình vệ sinh nhà xưởng từ bên trong, sau đó di chuyển dần xuống các hành lang. Lau sạch các phòng sản xuất và chế biến trước khi lau lối ra vào và hành lang để đảm bảo không cần lau lại sau đó.

4.4 Vệ sinh theo hướng 1 chiều

Đây là nguyên tắc bất di bất dịch, không chỉ áp dụng cho nhà xưởng, bạn cũng có thể áp dụng để vệ sinh nhà ở. Vệ sinh một chiều khi lau cửa sổ, sàn và tường sẽ đảm bảo làm sạch thẳng đứng mà không cần lau lại sau đó. Lau chùi một chiều lau một lần sau đó làm sạch hoàn toàn sẽ giúp công việc của bạn đạt hiệu quả cao hơn.

Xem thêm: Quy định 4 cấp sạch GMP A B C D

5. Hướng dẫn chi tiết từ A-Z về quy trình thực hiện vệ sinh nhà xưởng GMP

Dưới đây là tóm tắt quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP gồm 5 bước:

5.1 Vệ sinh khu vực trần nhà

Trần nhà xưởng thường được xây dựng bằng các thanh đà ngang và dọc, liên kết thông qua hệ thống cáp điện và đèn chiếu sáng. Để thực hiện công việc làm sạch bụi bẩn và loại bỏ mạng nhện, đội ngũ vệ sinh sử dụng chổi cán dài. Tuy nhiên, vì trần nhà xưởng thường có chiều cao dao động từ 8-12 mét, nên đội ngũ vệ sinh cần được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động như nón bảo hiểm, mũ bảo vệ, giày bảo hộ, dây đeo an toàn và sử dụng xe nâng – hạ để đảm bảo an toàn và thuận tiện trong quá trình làm sạch trần nhà.

5.2 Vệ sinh khu vực tường

Sau một thời gian hoạt động, bụi bẩn và mạng nhện thường bám trên các khu vực tường của nhà xường. Đội ngũ vệ sinh sẽ sử dụng chổi để quét mạng nhện trên các bề mặt, sau đó tiến hành lau chùi và thổi bụi một lần nữa để đảm bảo môi trường làm việc trở nên hoàn toàn sạch sẽ.

5.3 Vệ sinh thiết bị, máy móc

Máy móc trong nhà xưởng thường chứa đựng nhiều bụi bặm, hóa chất, và dầu mỡ sau một thời gian hoạt động. Thực hiện vệ sinh định kỳ và đúng cách sẽ giúp máy móc hoạt động một cách ổn định và giảm thiểu chi phí sản xuất không cần thiết. Tuy nhiên, vì mỗi loại máy móc có cấu trúc và chất liệu đặc biệt, cần phải tham khảo và nhận sự hướng dẫn từ các kỹ thuật viên chuyên nghiệp trong nhà xưởng. Điều này sẽ giúp quá trình làm sạch diễn ra đúng cách và đồng thời đảm bảo rằng máy móc sẽ hoạt động trở lại một cách ổn định như thường lệ.

5.4 Vệ sinh khu vực sàn

Quá trình làm sạch sàn nhà xưởng đòi hỏi sự tỉ mỉ và sử dụng các thiết bị vệ sinh chuyên dụng như máy chà sàn và hút bụi. Lựa chọn hóa chất tẩy rửa phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo hiệu suất làm sạch tối ưu. Bảo dưỡng và vệ sinh đều đặn không chỉ giữ cho không gian làm việc sạch sẽ, an toàn và hiệu quả hơn, mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của các thiết bị và máy móc trong nhà xưởng.

5.4 Kiểm tra lại các khu vực đã vệ sinh

Bước cuối cùng là kiểm tra lại các khu vực đã được vệ sinh trước đó. Nếu phát hiện bất kỳ khu vực nào vẫn còn bụi bẩn hoặc chưa được vệ sinh kỹ lưỡng, đội ngũ vệ sinh sẽ tiến hành làm lại công việc. Khi quy trình vệ sinh hoàn tất, tất cả các khu vực trong nhà xưởng sẽ trở nên sạch sẽ và không còn chứa bất kỳ dấu vết của bụi bẩn, dầu mỡ hay hóa chất nào.

6. Những lưu ý quan trọng khi vệ sinh nhà xưởng

Những lưu ý quan trọng khi vệ sinh nhà xưởng
Những lưu ý quan trọng khi vệ sinh nhà xưởng

Khi thực hiện vệ sinh nhà xưởng GMP, quan trọng nhất là:

  • Đào tạo nhân viên: Đào tạo định kỳ đảm bảo nhân viên nắm vững kỹ năng và quy định vệ sinh mới nhất.
  • Đánh giá hiệu quả: Kiểm tra sạch sẽ bề mặt sau vệ sinh và khu vực tiếp xúc với thực phẩm để đảm bảo an toàn.
  • Bảo trì và sửa chữa thiết bị: Sửa chữa ngay lập tức nếu có thiết bị hỏng hóc để không ảnh hưởng đến quá trình vệ sinh.
  • Giới hạn ra vào: Hạn chế ra vào giúp quá trình vệ sinh nhanh chóng và tránh gây ô nhiễm.
  • Sử dụng hóa chất an toàn: Tuân thủ quy định về lưu trữ và sử dụng hóa chất an toàn để tránh rủi ro.
  • Đảm bảo sự liên tục: Kiểm tra, đánh giá và bảo trì thiết bị để duy trì sự liên tục trong quá trình vệ sinh.

7. Một số quy trình vệ sinh nhà xưởng khác

Dưới đây là một số quy trình vệ sinh đúng cách khác cho nhà xưởng:

7.1 Quy trình vệ sinh hàng ngày

Vệ sinh hàng ngày là quy trình cơ bản giúp duy trì sự sạch sẽ trong không gian làm việc, bao gồm việc quét bụi, lau chùi bề mặt, vệ sinh toilet và các khu vực làm việc. Thực hiện quy trình này sẽ giúp không gian làm việc của bạn luôn trong trạng thái sạch sẽ.

7.2 Quy trình vệ sinh định kì

Vệ sinh định kỳ thường sẽ được thực hiện theo lịch trình cụ thể (thường là mỗi tuần hoặc mỗi tháng). Quy trình này bao gồm vệ sinh các khu vực được sử dụng ít hơn nhưng vẫn cần được vệ sinh như khu vực lưu trữ, khu vực sản xuất, các thiết bị máy móc và các khu vực khác.

Thự hiện vệ sinh định kỳ nhằm đảm bảo hiệu suất ổn định của nhà xưởng, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và tác nhân độc hại khác trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, còn giúp duy trì và tăng tuổi thọ của thiết bị và máy móc.

7.3 Quy trình vệ sinh sau sản xuất

Quy trình vệ sinh sau sản xuất là quá trình được thực hiện ngay sau khi hoạt động sản xuất kết thúc. Bao gồm việc vệ sinh khu vực sản xuất, thiết bị máy móc và các dụng cụ đã được sử dụng trong quá trình sản xuất, nhằm đảm bảo không còn tạp chất hoặc vi khuẩn nào tồn tại trong khu vực sản xuất. Từ đó bảo vệ sức khỏe của nhân viên và đảm bảo chất lượng sản phẩm cho khách hàng.

7.4 Quy trình vệ sinh đối với các khu đặc biệt

Trong nhà xưởng, các khu vực như sản xuất thực phẩm, sản xuất hóa chất, sản xuất dược phẩm, v.v., đều đòi hỏi quy trình vệ sinh đặc biệt để đảm bảo an toàn cho cả sản phẩm và nhân viên. Việc thực hiện quy trình vệ sinh trong các khu vực đặc biệt này cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và tiêu chuẩn của ngành công nghiệp tương ứng.

7.5 Quy trình vệ sinh an toàn

Quy trình vệ sinh an toàn là bước quan trọng đảm bảo rằng cả sản phẩm vệ sinh và các hóa chất được sử dụng không ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên và khách hàng. Quy trình này bao gồm việc sử dụng các sản phẩm vệ sinh an toàn và thiết bị bảo hộ như găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ. Đồng thời, nhân viên cần được đào tạo về các quy trình an toàn khi thực hiện công việc vệ sinh.

Trên đây là những thông tin về quy trình vệ sinh nhà xưởng GMPSUNTECH muốn giới thiệu đến quý khách hàng. Hy vọng những thông tin này thực sự hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc đang có nhu cầu xây dựng nhà xưởng sản xuất theo tiêu chuẩn GMP, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline để được hỗ trợ tư vấn MIỄN PHÍ!

Xem thêm: GMP là gì? Những điều bạn cần biết về tiêu chuẩn GMP