Tiêu chuẩn FSSC 22000, đang ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam, đặc biệt là trong cộng đồng các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu thực phẩm đến các thị trường quốc tế. Vậy FSSC 22000 là gì? Quy trình chứng nhận ra sao? Cùng SUNTECH tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!
1. Tiêu chuẩn FSSC 22000 là gì?
FSSC là viết tắt của tổ chức Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (Food Safety System Certification), có trụ sở tại Hà Lan. Tổ chức được lập ra nhằm cung cấp chứng nhận thông qua việc gia tăng trong mối quan hệ giữa tổ chức thực phẩm được chứng nhận và các bên liên quan như quản lý, khách hàng, và nhà cung cấp.
FSSC 22000 áp dụng cho mọi đơn vị sản xuất và chế biến trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Dựa trên nền tảng của ISO 22000 về hệ thống quản lý và tiêu chuẩn kỹ thuật ISO, FSSC 22000 đã được công nhận bởi Tổ chức Sáng kiến An toàn thực phẩm Toàn cầu (GFSI) và coi là tiêu chuẩn ngang cấp, có thể thay thế cho các tiêu chuẩn trước đó như BRC, IFS, SQF.
FSSC 22000 được công nhận bởi GFSI và tuân theo mô tả danh mục chuỗi thực phẩm theo ISO/TS 22003, ra mắt phiên bản mới nhất là 6.0 vào ngày 1 tháng 4 năm 2023.
2. Cấu trúc của FSSC 22000
FSSC 22000 bao gồm các tiêu chuẩn quốc tế và độc lập như ISO 22000, ISO 9001, ISO/TS 22003, và các thông số kỹ thuật cho Chương trình tiên quyết (PRP – Prerequisite Programme), Chương trình này cung cấp mô hình chức nhận được áp dụng trên toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm để đảm bảo các tiêu chuẩn và quy trình an toàn thực phẩm.
Cấu trúc của FSSC 22000 bao gồm 3 thành phần
- Dựa trên ISO 22000
- Các thông số PRP liên quan theo từng lĩnh vực
- Các yêu cầu bổ sung của FSSC
3. FSSC 22000 được áp dụng cho những ngành nào?
Tổ chức Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm áp dụng những ngành như:
- Nuôi trồng
- Sản xuất thực phẩm
- Sản xuất bao bì thực phẩm và vật liệu bao gói thực phẩm
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Vận chuyển và lưu kho
- Chuỗi bán lẻ và bán sỉ
- Cung cấp dịch vụ ăn uống và thực phẩm
Khi áp dụng tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp thực phẩm không chỉ chứng minh hệ thống quản lý linh hoạt mà còn phải thể hiện hiệu quả mạnh mẽ về an toàn thực phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc họ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về cung ứng thực phẩm. Cụ thể:
- Các sản phẩm từ động vật dễ hỏng như: Thịt, cá, giá cầm, trứng, sữa
- Các sản phẩm từ thực vật: Hoa quả tươi, nước ép trái cây, bảo quản trái cây, rau quả đóng gói, rau bảo quản
- Sản phẩm để trên kệ lâu dài ở nhiệt độ bình thường: Sản phẩm đóng hộp, bánh quy, đồ ăn nhẹ, dầu, nước uống, nước giải khát, mì, đường, muối, …
- Thành phẩn thực phẩm: Vitamin, khoáng chất, hương liệu, enzyme, …
4. Áp dụng FSSC mang lại lợi ích cho doanh nghiệp gì?
Việc thực hiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tuân thủ FSSC 22000 mang đến cho doanh nghiệp các lợi ích như sau:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, sự uy tín, độ cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
- Các tổ chức được chứng nhận được cập nhật trên trang web chính thức https://www.fssc22000.com/, tăng cường hình ảnh và độ tin cậy trên các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Úc…
- Giảm thiểu rủi ro về pháp lý, cải thiện và ngăn chặn rủi ro đối với an toàn thực phẩm
- Tiền đề cho sự hội nhập của các chương trình khác như HACCP, BRC, EurepGAP, GMP.
- Đào tạo nhân lực, nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn quốc tế FSSC 22000 và sự chuyên nghiệp trong lao động
5. Một số yêu cầu của tiêu chuẩn tổ chức Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm
Tổ chức Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm đặt ra một số yêu cầu quan trọng để đảm bảo hiệu quả của Hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm (FSMS). Cụ thể:
- Xây dựng chính sách an toàn thực phẩm tổng thể và thiết lập mục tiêu theo ISO 22000.
- Tổ chức cuộc họp để xem xét hiệu suất của FSMS và tuân thủ nguyên tắc HACCP.
- Thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Lập kế hoạch và thiết kế hệ thống quản lý hồ sơ và tài liệu FSMS.
- Thiết lập hệ thống và bộ phận hành động khắc phục và kiểm soát sản phẩm không phù hợp.
- Quản lý và đào tạo nhân viên để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn ISO.
- Hỗ trợ quản lý cao cấp, thiết lập kỳ vọng và cung cấp nguồn lực tài chính và nhân sự.
- Có đủ cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc an toàn thực phẩm.
- Sử dụng thiết bị điều khiển và giám sát đo lường để đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Liên tục cập nhật và cải tiến hệ thống FSMS để đáp ứng yêu cầu và đảm bảo an toàn thực phẩm liên tục.
6. Các tổ chức chứng nhận FSSC ở Việt Nam hiện nay
Việc chọn lựa tổ chức chứng nhận FSSC 22000 uy tín là một bước quan trọng để đảm bảo việc đạt được chứng nhận này một cách thành công. Để thực hiện quy trình lựa chọn này một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần trang bị kiến thức đầy đủ và tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng.
Dưới đây là các tổ chức chứng nhận FSSC 22000 tại Việt Nam:
- Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng TQC
- QUACERT – Trung tâm chứng nhận phù hợp
- Bureau Veritas – Công ty TNHH Bureau Veritas Certification (Việt Nam)
- Công ty TNHH SGS Việt Nam – Tổ chức chứng nhận SGS
- Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (QUATEST 1 2 3)
7. Quy trình Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm
Quy trình chứng nhận FSSC 22000 gồm các bước chính sau:
- Bước 1: Đăng ký đánh giá và cấp chứng nhận FSSC
- Bước 2: Đánh giá sơ bộ
- Bước 3: Đánh giá chính thức
- Bước 4: Hoàn thành và khắc phục các vấn đề liên quan, chưa đáp ứng
- Bước 5: Hoàn thiện đánh giá và cấp chứng nhận (Thời hạn 3 năm)
- Bước 6: Giám sát và đánh giá định kỳ (6 đến 9 hoặc 12 tháng)
⇓ Download Tài liệu FSSC 22000 English (Phiên bản 6.0, 1 tháng 4 năm 2023 – Nguồn: www.fssc.com)
Trên đây là các thông tin về chứng nhận tiêu chuẩn FSSC 22000 mà SUNTECH muốn gửi đến bạn. Cảm ơn bạn đã đón đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu nào về xây dựng cơ sở nhà máy, nhà xưởng sản xuất đúng tiêu chuẩn FSSC, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 097.261.7767 để được hỗ trợ tư vấn MIỄN PHÍ!