Quy định kiểm tra, bảo trì hệ thống PCCC

Hệ thống P-CCC đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cho con người và tài sản khỏi nguy cơ hỏa hoạn. Tuy nhiên, theo thời gian, hệ thống có thể bị xuống cấp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Do đó, việc sử dụng dịch vụ bảo trì hệ thống PCCC định kỳ là vô cùng cần thiết.

1. Tại sao phải bảo trì hệ thống PCCC định kỳ?

Trong thời gian gần đây, tình trạng cháy xảy ra tại các công trình ở Việt Nam đang trở nên vô cùng nghiêm trọng. Những sự cố này không chỉ gây thiệt hại nặng nề về người mà còn về tài sản. Mặc dù hầu hết các công trình đều trang bị P-CCC, tuy nhiên, việc nhiều thiết bị trong hệ thống này không hoạt động hiệu quả trong những tình huống cấp bách là một vấn đề đáng lo ngại.

Cháy nổ xảy ra khi không bảo trì hệ thóng PCCC định kỳ
Cháy nổ xảy ra khi không bảo trì hệ thóng PCCC định kỳ

Để giảm thiểu nguy cơ cháy và bảo vệ an toàn cho mọi người, việc bảo trì định kỳ hệ thống P-CCC là hết sức cần thiết. Chỉ thông qua việc kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên, chúng ta mới có thể đảm bảo rằng hệ thống phòng cháy chữa cháy luôn trong tình trạng hoạt động tối ưu, sẵn sàng phòng ngừa và xử lý tình huống khi có cháy xảy ra.

Xem thêm: Nội quy P-CCC cần tuân thủ

2. Lợi ích của việc bảo trì hệ thống PCCC định kỳ

Bảo trì hệ thống PCCC định kỳ mang lại nhiều lợi ích, góp phần đảm bảo an toàn cho công trình và mọi người. Dưới đây là những tác dụng chính

  • Phát hiện sớm hư hỏng: Phát hiện kịp thời các vấn đề tiềm ẩn, hư hỏng. Thay thế và sửa chữa kịp thời, đảm bảo hệ thống luôn hoạt động hiệu quả khi cần thiết.
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động: Loại bỏ bụi bẩn, gỉ sét, các tạp chất khác khỏi các thiết bị và bộ phận trong hệ thống. Thiết bị sẽ hoạt động trơn tru, đảm bảo hiệu quả hoạt động tối ưu.
  • Nâng cao tuổi thọ của hệ thống: Thiết bị sẽ hoạt động tốt hơn, giảm hư hỏng, từ đó kéo dài tuổi thọ sử dụng.
  • Tuân thủ quy định pháp luật: Theo quy định của pháp luật P-CCC Việt Nam, việc bảo trì hệ thống PCCC định kỳ là trách nhiệm bắt buộc của chủ đầu tư, quản lý các công trình xây dựng. Việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo trì hệ thống P-CCC không chỉ đảm bảo an toàn cho công trình, bảo vệ tính mạng và tài sản của con người mà còn thể hiện sự chấp hành pháp luật của chủ đầu tư, quản lý.

3. Hệ thống PCCC nào cần bảo trì?

  • Hệ thống báo cháy tự động: Đèn báo, bảng điều khiển, hệ thống báo khẩn cấp, cảm biến khói,…
  • Hệ thống Sprinkler: Đầu phun nước, hệ thống van, áp suất dòng chảy nước,…
  • Hệ thống đèn chiếu sáng khẩn cấp: Độ sáng, dung lượng điện,…
  • Hệ thống máy bơm P-CCC: Nhiên liệu trong máy bơm, bulong liên kết các bộ phận, hệ thống làm mát,…
  • Hệ thống điện và máy phát điện dự phòng: Động cơ, bộ làm mát, hệ thống nhiên liệu,…
  • Hệ thống quạt và thông gió: Làm sạch cánh quạt, kiểm tra động cơ, hệ thống điều khiển, lỗ thông gió,…
  • Thiết bị P-CCC: Bình chữa cháy, quả cầu chữa cháy,…
  • Tiêu lệnh, biển cảnh báo: Tiêu lệnh nội quy, biển báo,…

4. Khi nào cần cải tạo, sửa chữa hệ thống PCCC?

Cải tạo và sửa chữa hệ thống PCCC cần thiết khi có các tình trạng sau đây:

  • Hệ thống không hoạt động hiệu quả: Các thiết bị trong hệ thống không hoạt động, không báo động kịp thời khi có sự cố, hoặc không chữa cháy hiệu quả
  • Thiết bị hư hỏng, cũ kỹ: Các thiết bị như máy bơm, vòi phun, hệ thống báo cháy, bình chữa cháy có thể hư hỏng do sử dụng lâu ngày hoặc do thiếu bảo trì.
Doanh nghiệp nên sử dụng thiết bị PCCC đạt chuẩn để tránh rủi ro về sau
Doanh nghiệp nên sử dụng thiết bị PCCC đạt chuẩn để tránh rủi ro về sau
  • Hệ thống không đáp ứng được yêu cầu mới: Khi công trình được mở rộng, cải tạo hoặc thay đổi mục đích sử dụng, hệ thống cũ có thể không phù hợp nữa. Đây là lúc cần phải cải tạo hoặc nâng cấp để đáp ứng các yêu cầu mới.
  • Yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan chức năng: Sự thay đổi trong quy định pháp luật liên quan đến P-CCC đòi hỏi công trình phải điều chỉnh để tuân thủ đúng quy định mới.
  • Đánh giá an toàn: Thường xuyên đánh giá hiệu quả và tính an toàn. Nếu kết quả đánh giá cho thấy có sự không phù hợp, cần cải tạo hoặc sửa đổi để cải thiện.

Xem thêm: Tìm hiểu về hệ thống và thiết bị PCCC cần thiết

5. Quy định pháp lý về công tác bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy

Theo quy định tại Thông tư 52 và tiêu chuẩn TCVN 5738:2001, hệ thống phòng cháy chữa cháy bắt buộc phải được bảo trì định kỳ nhằm đảm bảo hiệu quả vận hành và an toàn phòng cháy. Cụ thể lịch bảo trì PCCC định kỳ:

  • Hệ thống báo cháy tự động: Bảo trì tối thiểu 1 lần/năm, kiểm tra toàn bộ chức năng và độ nhạy của đầu báo cháy. Trong môi trường khắc nghiệt, cần kiểm tra đầu báo ít nhất 2 năm/lần.
  • Hệ thống chữa cháy tự động: Bảo trì 2 lần/năm để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định.
  • Hệ thống chữa cháy bằng tay: Bảo dưỡng ít nhất 1 lần/năm.
  • Bình chữa cháy: Kiểm tra định kỳ 3 tháng/lần, bảo trì 1 lần/năm.
  • Cửa thoát hiểm: Kiểm tra mỗi 3 tháng/lần để đảm bảo khả năng sử dụng khi có sự cố.
  • Hệ thống chiếu sáng khẩn cấp: Bảo trì định kỳ 1 lần/năm.

Việc bảo trì, kiểm tra cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và tuân thủ các tiêu chuẩn chuyên ngành như TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997, TCVN 7161-1:2002, TCVN 7336:2003… Tất cả thiết bị trước khi lắp đặt phải được kiểm định chất lượng và nghiệm thu bởi cơ quan có thẩm quyền.

6. Công tác kiểm tra và bảo trì hệ thống PCCC tại SUNTECH

SUNTECH thực hiện các công tác kiểm tra PCCC như sau;

Kiểm tra máy bơm chữa cháy

Máy bơm  – gồm ba loại chính: điện, diesel và xăng/dầu. Công tác kiểm tra bao gồm:

  • Đánh giá tổng thể: ốc vít, bình điện, ắc quy.
  • Kiểm tra mức nhiên liệu, nước làm mát, dầu bôi trơn; phát hiện rò rỉ nếu có.
  • Đảm bảo nguồn điện và dây dẫn ổn định.
  • Khởi động thử máy, theo dõi hoạt động của từng bộ phận.
  • Kiểm tra các thiết bị phụ trợ lân cận.

Kiểm tra hệ thống ống cấp nước

Đường ống chữa cháy cần thông suốt, không bào mòn hay tắc nghẽn:

  • Kiểm tra van chặn, đồng hồ áp lực.
  • Ngâm dung dịch tẩy cặn từ 30–60 phút, xả và bơm lại nước sạch.
  • Phát hiện rò rỉ và xử lý kịp thời.

Bảo trì hệ thống Sprinkler

Hệ thống phun nước tự động kích hoạt khi nhiệt độ tăng cao:

  • Vệ sinh đầu phun.
  • Tẩy cặn trong đường ống.
  • Kiểm tra van, máy bơm và khả năng phản ứng.

Kiểm tra hệ thống chữa cháy vách tường

Dạng bán tự động, thường lắp tại công trình lớn:

  • Chạy thử bơm 10 phút, theo dõi nhiệt độ và tải.
  • Kiểm tra đồng hồ điện, cầu dao, thiết bị đóng/ngắt.
  • Đánh giá đường ống và bơm diesel nếu có.
Quy trình bảo trì hệ thống PCCC tại SUNTECH
Quy trình bảo trì hệ thống PCCC tại SUNTECH

Kiểm tra trụ nước ngoài trời

Thực hiện định kỳ mỗi 6 tháng:

  • Kiểm tra hình thức, đầu nối.
  • Mở van kiểm tra áp lực và lưu lượng nước.
  • Xả nước cũ, nạp nước mới.

Kiểm tra valve khống chế

Van dẫn nước đến đầu phun cần đảm bảo linh hoạt:

  • Đóng/mở thử từng van.
  • Tra dầu, thay ron nếu cần thiết.

Kiểm tra bình chữa cháy và quả cầu chữa cháy

Đảm bảo sẵn sàng sử dụng khi cần:

  • Kiểm tra ngoại quan, vòi phun, chốt hãm, đồng hồ áp suất.
  • Đánh giá tình trạng khí, bột chữa cháy.
  • Niêm phong lại sau khi kiểm tra.

Kiểm tra hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy cần được duy trì ở trạng thái sẵn sàng:

  • Kiểm tra đầu báo, trung tâm điều khiển, còi/báo động.
  • Thử nghiệm toàn bộ chức năng cảnh báo.

7. Đơn vị sửa chữa, bảo trì hệ PCCC uy tín tại TP.HCM

Dịch vụ sửa chữa, bảo trì hệ thống PCCC của SUNTECH bao gồm:

  • Kiểm tra tổng thể hệ thống.
  • Vệ sinh hệ thống.
  • Kiểm tra chức năng hệ thống.
  • Thay thế các bộ phận hư hỏng.
  • Kiểm định hệ thống PCCC

=> Tư vấn báo giá thi công PCCC công nghiệp

Chi phí bảo trì PCCC

Chi phí bảo trì hệ thống PCCC phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thiết kế của công trình, quy mô, cấu trúc tòa nhà và nhu cầu của chủ đầu tư. Mỗi công trình có thể có các giai đoạn bảo trì khác nhau, từng hệ thống cụ thể và từng bộ phận riêng biệt.

Tại SUNTECH, chúng tôi cung cấp dịch vụ bảo trì với mức giá phù hợp và đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp. Cam kết đảm bảo chất lượng cho hệ thống PCCC của bạn, giúp bạn yên tâm về an toàn và hiệu suất hoạt động của công trình. Hãy liên hệ ngay hotline để được tư vấn và báo giá chi tiết!

Xem thêm: