Air Filter là gì? Phân loại và ứng dụng phổ biến trong phòng sạch

Bạn có biết rằng chất lượng không khí kém có thể gây ra những thiệt hại đáng kể về kinh tế không? Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, mà còn làm giảm hiệu suất làm việc và tăng chi phí bảo trì thiết bị. Air Filter – giải pháp tối ưu giúp nâng cao chất lượng không khí, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa hiệu quả sản xuất. Cùng SUNTECH tìm hiểu sâu hơn về công nghệ lọc không khí tiên tiến này.

1. Air filter là gì?

Air Filter – Bộ lọc không khí (hay còn gọi là lọc gió, phin lọc, màng lọc) là thiết bị không thể thiếu trong việc làm sạch không khí. Được cấu tạo từ các vật liệu sợi hoặc xốp, bộ lọc hoạt động như một hàng rào hiệu quả, ngăn chặn và loại bỏ các hạt bụi, phấn hoa, nấm mốc, vi khuẩn/vi sinh vật gây hại, góp phần bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Không chỉ dừng lại ở việc lọc các hạt rắn, các bộ lọc không khí hiện đại còn được tích hợp thêm các lớp lọc chứa than hoạt tính, giúp hấp thụ các chất ô nhiễm dạng khí như mùi hôi, các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs), mang đến bầu không khí trong lành hơn.

Xem thêm: Bag Filter là gì? Cấu tạo và phân loại của túi lọc

2. Cấu tạo của bộ lọc khí

Khung

Khung của bộ lọc không khí thường được chế tạo từ nhựa hoặc kim loại, đảm bảo độ bền cao và khả năng chịu lực tốt. Vai trò chính của khung là giữ cố định các lớp lọc bên trong và tạo hình cho bộ lọc.

Lớp lọc sơ cấp

Lọc sơ cấp được làm từ lưới kim loại hoặc vải không dệt. Lọc này sẽ giữ lại các hại bụi lớn, tóc,…giúp bảo vệ các lớp lọc bên trong và kéo dài tuổi thọ của bộ lọc.

Cấu tạo của Air Filter
Cấu tạo của Air Filter

Lớp lọc chính

Lớp lọc chính có thể là sợi thủy tinh (fiberglass), HEPA (High-Efficiency Particulate Air), ULPA (Ultra Low Penetration Air) hoặc than hoạt tính. Với các chức năng chính sau:

  • Lọc HEPA: Loại bỏ tới 99,97% các hạt bụi có kích thước 0,3 micron trở lên, bao gồm cả vi khuẩn và virus.
  • Lọc ULPA: Hiệu quả lọc cao hơn HEPA, loại bỏ được cả những hạt bụi siêu nhỏ.
  • Than hoạt tính: Hấp thụ các chất khí độc hại, mùi hôi, các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs).

Lớp lọc cuối cùng (nếu có)

Lớp lọc cuối cùng, thường là vải không dệt mịn. Lớp lọc này sẽ loại bỏ bụi mịn còn sót lại, đảm bảo không khí sạch nhất có thể.

3. Phân loại

Air Filter được phân loại dựa trên kiểu dáng và cấp độ lọc như sau:

  • Màng lọc thô (Sơ cấp): Loại bỏ các hạt bụi lớn dễ thấy bằng mắt thường (trên 5 μm) với hiệu suất từ 65-90%. Lọc sơ cấp thường được sử dụng làm lớp lọc đầu tiên để bảo vệ các lớp lọc bên trong.
  • Lọc trung gian (Thứ cấp): Lọc các hạt bụi nhỏ hơn (trên 4 μm) với hiệu suất từ 40-80%.
  • Bộ lọc tinh: Loại bỏ đến 95% các hạt bụi có kích thước từ 0.4 μm trở lên, bao gồm cả phấn hoa.
  • Bộ lọc HEPA: Là tiêu chuẩn vàng trong việc lọc không khí, loại bỏ đến 99.97% các hạt bụi siêu mịn (0.3 μm), bảo vệ hiệu quả khỏi các tác nhân gây dị ứng và các bệnh về đường hô hấp.
  • Màng lọc ULPA: Là loại màng lọc cao cấp nhất, có thể lọc 99,999% bụi từ 0.1 μm, bao gồm cả phấn hoa, khói thuốc lá và bụi siêu mịn, ký hiệu U15-U17.
  • Bộ lọc Ionizer: Sử dụng ion hóa để hút các hạt bụi về phía bộ lọc, giúp làm sạch không khí hiệu quả.
  • Bộ lọc than hoạt tính: Hấp thụ các chất khí độc hại, mùi hôi và các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs).
  • Bộ lọc UV: Diệt vi khuẩn và virus bằng đèn UV.
  • Bộ lọc tạo ozone: Bộ lọc này được gắn trong thiết bị sưởi hoặc điều hòa không khí, tạo khí ozone để tiêu diệt vi trùng. Tuy nhiên, do ozone có thể gây hại cho đường hô hấp, vì vậy bộ lọc này không được khuyến khích sử dụng trong không gian sống.

4. Các loại bộ lọc khí phòng sạch cơ bản

Bộ lọc thô (Pre-filter)

Bộ lọc thô là là lớp lọc đầu tiên trong hệ thống lọc không khí, được làm từ sợi thủy tinh hoặc vải không dệt, có nhiệm vụ loại bỏ các hạt bụi lớn như tóc, sợi vải,…Bộ lọc này giúp bảo vệ các lớp lọc tinh hơn như HEPA và ULPA, đồng thời ngăn chặn sự tắc nghẽn nhanh chóng của hệ thống. Với hiệu suất loại bỏ khoảng 65-90% các hạt bụi có kích thước lớn hơn 5 micromet.

Lọc thô - Pre Filter
Lọc thô – Pre Filter

Bộ lọc trung gian (Medium Filter)

Bộ lọc trung gian, hay còn gọi là bộ lọc thứ cấp, là lớp lọc sau bộ lọc thô để loại bỏ các hạt bụi có kích thước trung bình. Thường được làm từ sợi thủy tinh hoặc các vật liệu tổng hợp khác, bộ lọc này có hiệu suất lọc khoảng 80-95% các hạt bụi có kích thước từ 5-10 micromet.

Bộ Lọc HEPA (High-Efficiency Particulate Air)

Bộ lọc HEPA là loại bộ lọc cao cấp với khả năng loại bỏ 99,97% các hạt bụi, vi khuẩn, nấm mốc,…có kích thước 0,3 micromet hoặc lớn hơn. Được làm từ sợi thủy tinh xếp theo hình tổ ong, bộ lọc HEPA thường được sử dụng trong các phòng sạch, bệnh viện và phòng thí nghiệm. Với khả năng lọc cực kỳ hiệu quả, bộ lọc HEPA là sự lựa chọn phổ biến cho các ứng dụng yêu cầu không khí cực kỳ sạch.

Bộ Lọc ULPA (Ultra Low Penetration Air)

Bộ lọc ULPA là loại bộ lọc cao cấp nhất, có khả năng loại bỏ 99,999% các hạt bụi (phấn hoa, khói thuốc, bụi siêu mịn) có kích thước 0,12 micromet hoặc lớn hơn. Với mật độ sợi cao hơn so với bộ lọc HEPA, bộ lọc ULPA cung cấp không khí sạch nhất và thường được sử dụng trong các môi trường yêu cầu độ tinh khiết cao như sản xuất chip, dược phẩm và phòng mổ. Việc bảo trì và thay thế bộ lọc ULPA cần được thực hiện thường xuyên để đảm bảo hiệu quả tối ưu.

5. Ứng dụng của Air filter

Trong hệ thống HVAC phòng sạch

Trong các lĩnh vực như điện tử, dược phẩm, thực phẩm, bộ lọc không khí (Air Filter) đóng vai trò thiết yếu trong hệ thống phòng sạch. Bộ lọc giúp làm sạch không khí trước khi được đưa vào không gian phòng sạch, đảm bảo rằng không khí trong phòng luôn đạt tiêu chuẩn cao nhất và không bị ô nhiễm bởi các tạp chất có thể ảnh hưởng đến sản phẩm hoặc quy trình.

Bộ lọc không khí thường được tích hợp vào hệ thống HVAC (Heating, Ventilation, and Air Conditioning) của phòng sạch để loại bỏ bụi bẩn, phấn hoa và các hạt nhỏ khác trước khi không khí được phân phối vào không gian sạch. Việc này không chỉ duy trì chất lượng không khí mà còn bảo vệ thiết bị và tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống.

Ứng dụng Air Filter trong hệ thống HVAC phòng sạch
Ứng dụng Air Filter trong hệ thống HVAC phòng sạch

Ngoài hệ thống HVAC, bộ lọc không khí còn được tích hợp vào các thiết bị đặc thù của phòng sạch như buồng thổi khí (Air Shower), bộ quạt lọc FFU (Fan Filter Unit) và hộp lọc HEPA box.

  • Buồng thổi khí và bộ quạt lọc FFU thường trang bị bộ lọc HEPA hoặc ULPA để đảm bảo không khí thổi vào phòng sạch không chứa hạt bụi nhỏ.
  • Hộp lọc HEPA box, chứa bộ lọc HEPA hoặc ULPA, mang lại hiệu quả lọc tối ưu cho những không gian yêu cầu độ sạch cực kỳ cao.

Hệ thống thông gió nhà xưởng, nhà máy sản xuất

Hệ thống thông gió trong nhà máy và xưởng sản xuất là một mạng lưới kết nối các ống dẫn không khí, giúp phân phối và lưu thông không khí hiệu quả trong toàn bộ không gian, từ các khu vực sản xuất đến văn phòng và khu vực chung.

Nhiệm vụ chính của hệ thống thông gió là cung cấp nguồn không khí sạch và liên tục từ bên ngoài, đồng thời thu hồi và xử lý lại không khí cũ bên trong. Để thực hiện nhiệm vụ này, hệ thống sử dụng bộ lọc không khí (Air Filter) nhằm loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc và các tạp chất khác có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí và sức khỏe của nhân viên. Bộ lọc không khí còn giúp bảo vệ các thiết bị thông gió khỏi bị tắc nghẽn và giảm hiệu suất hoạt động, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả.

Trong gia đình, thiết bị dân dụng

Với nhịp sống hiện đại, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, chất lượng không khí trong nhà đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi gia đình. Để tạo nên một không gian sống trong lành, nhiều hộ gia đình đã lựa chọn các thiết bị gia dụng tích hợp bộ lọc không khí (Air Filter) như: máy lọc không khí, máy hút bụi, máy tạo độ ẩm, máy khử mùi,…

Những thiết bị này thường sử dụng các lọc như:bộ lọc HEPA, bộ lọc carbon, bộ lọc ion,..

Một số ứng dụng khác

Bộ lọc không khí còn được ứng dụng trong ngành công nghiệp ô tô, giúp bảo vệ động cơ khỏi bụi bẩn và kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, Air Filter còn được sử dụng trong máy bay, vệ tinh, và tàu vũ trụ để đảm bảo không khí sạch và hỗ trợ hoạt động hiệu quả của các thiết bị.

SUNTECH cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết! Nếu bạn còn thắc mắc về Air Filter, liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.

Xem thêm: HEPA và ULPA Filter: Lọc nào phù hợp cho phòng sạch?