Bag Filter là gì? Cấu tạo và phân loại của túi lọc

Bag Filter là một trong những thiết bị lọc không khí được ứng dụng rộng rãi từ sản xuất, y tế đến các phòng sạch. Bag Filter giúp kiểm soát môi trường làm việc, duy trì không khí luôn trong trạng thái sạch sẽ. Vậy cấu tạo như nào giúp chúng có khả năng trên? Cùng SUNTECH tìm hiểu ngay tại bài viết này!

Bag Filter là gì? Cấu tạo và phân loại của túi lọc
Bag Filter là gì? Cấu tạo và phân loại của túi lọc

1. Bag Filter là gì?

Bag filter hay còn được gọi là túi lọc, là thiết bị quan trọng trong việc kiểm soát lượng bụi trong không khí của phòng sạch. Túi lọc hoạt động bằng cách giữ lại các hạt bụi khi không khí đi qua, giúp cho không khí luôn sạch sẽ và an toàn. Bag filter được ứng dụng nhiều trong hệ thống HVAC, phòng sạch, trung tâm, tòa nhà thương mại,…

2. Phân loại bộ lọc túi

Theo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 14644 và 14698 về phòng sạch, Bag filter được phân loại dựa trên khả năng lọc của chúng.

Xem thêm: ISO 14644 yêu cầu và phân loại phòng sạch

Túi lọc hiệu suất thấp: cấp G3, cấp G4, cấp M5 đến EN779

Bag filter loại hiệu suất thấp thường được sử dụng trong các khu vực chung của phòng sạch (khu vực giao nhau, khu vực không yêu cầu mức độ sạch cao). Những không gian này không yêu cầu mức độ sạch cao, các hạt bụi siêu nhỏ được phép tồn tại ở mức cho phép. Loại túi lọc này là bộ phận lọc cơ bản cho các thiết bị thông gió như quạt, CDU, FCU,…

Túi lọc hiệu suất cao: Cấp M5, M6, F7, F8, F9 đến EN779

Bag filter hiệu suất cao được ứng dụng chủ yếu trong các khu vực đòi hỏi mức độ sạch tuyệt đối như phòng nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, chiết rót, đóng gói,…Những khu vực này đặt ra yêu cầu cao về việc kiểm soát nồng độ các hạt bụi và duy trì độ sạch liên tục.

Túi lọc Bag filter cứng: cấp M6, F7, F8, F9 đến EN779: 2012

Bag filter cứng là loại túi lọc được cải tiến để lọc không khí ở những nơi có luồng không khí thường xuyên biến đổi. Đặc biệt, loại túi này phù hợp sử dụng tại những khu vực quan trọng mà các túi lọc khác khó đáp ứng. Trong phòng sạch, các loại lọc túi phổ biến thường được phân loại từ chuẩn F5 đến chuẩn F9 theo tiêu chuẩn EN 779.

Túi lọc Bag filter cứng
Túi lọc Bag filter cứng

Thông tin thêm: EN 779 là bộ tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng để đánh giá và kiểm tra hiệu suất của các hệ thống lọc không khí. Tiêu chuẩn này được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1993 bởi Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Châu Âu (CEN – Comité Européen de Normalisation).

3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bag filter

Cấu tạo

Bag filter được cấu tạo ra từ sợi polyme và sợi thủy tinh, lắp trong khung làm từ nhôm hoặc thép. Hiệu suất lọc sạch không khí phụ thuộc vào kiểu thiết kế và cấp độ lọc của chất cần lọc. Túi lọc hiệu suất cao có thể loại bỏ bụi lên đến 99%.

Túi lọc chia thành ba loại chính: túi lọc từ sợi, túi lọc màng và túi lọc nhiều lớp. Mỗi loại túi lọc có khả năng làm sạch không khí với kích thước hạt khác nhau.

Nguyên lý hoạt động

Khi không khí chứa bụi đi qua màng lọc của Bag filter, các hạt bụi sẽ được giữ lại, không khí sạch được đi ra ngoài thông qua các khe hở. Đây là nguyên lý cơ bản của hệ thống túi lọc khí. Trong lồng túi sẽ xảy ra cách hiệu ứng tổng hợp để làm sạch không khí:

  • Nguyên lý sàng: Khi hạt bụi lớn hơn không gian giữa các sợi lọc thì các hạt bụi sẽ bị chặn lại. Trong lọc sợi, khoảng cách giữa các sợi thường lớn hơn hạt bụi, vì vậy nguyên lý này mang lại hiệu quả không cao.
  • Nguyên lý va chạm: Luồng không khí trong bộ lọc luôn chuyển động không ngừng. Vì vậy, khi dòng khí chứa bụi đến gần sợi lọc, hướng đi của chúng sẽ bị lệch khỏi quỹ đạo ban đầu, sau đó va chạm vào sợi và ra khỏi luồng khí chính.
  • Nguyên lý hút tĩnh điện, lực hấp dẫn: Xảy ra khi dòng khí tiếp xúc với các sợi lọc. Những hạt bụi bám trên bề mặt sợi vải lọc là do lực hút hấp dẫn, lực hút tĩnh điện, tính chất hút ẩm và kết dính.
  • Nguyên lý khuếch tán: Sự va chạm của các hạt bụi chuyển động không đều, làm tăng cơ hội tiếp xúc với sợi lọc. Những hạt bụi càng nhỏ (0,2μm trở xuống) thì càng chuyển động nhanh và mạnh, gây khuếch tán rộng hơn và bị giữ lại.
  • Nguyên lý lắng đọng: Hạt bụi có kích thước chuẩn sẽ bị cản lại bởi Bag Filter và lắng đọng xuống đáy nhờ trọng lực.
Bag filter trong hệ thống HVAC
Bag filter trong hệ thống HVAC

Trong hệ thống làm sạch không khí của phòng sạch, Bag filter thường đặt ở vị trí lọc ở mức sơ cấp hoặc thứ cấp, trước HEPA. Sau đó, có nhiều bước xử lý không khí khác để đảm bảo môi trường đáp ứng yêu cầu sản xuất và nghiên cứu.

Xem thêm: Hepa box là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Hepa box

5. Khi nào cần vệ sinh Túi lọc

Các túi lọc thường có cơ chế tự làm sạch định kỳ sau khi hoạt động. Sau khi tự làm sạch, Bag Filter có thể trở lại trạng thái như ban đầu, nhưng theo thời gian sử dụng, chúng có thể giảm hiệu suất bởi tác động của môi trường, áp suất, lưu lượng không khí, nhiệt độ và độ ẩm,…. Kiểm tra và vệ sinh thường xuyên rất quan trọng để đảm bảo không khí luôn chất lượng.

Khi lượng bụi tăng sẽ gây cản trở cho luồng không khí, công suất tiêu thụ từ đó cũng sẽ tăng lên. Việc làm sạch hoặc thay thế bởi con người là cần thiết để loại bỏ bụi và giảm chi phí vận hành. Tuy nhiên, cần tuân thủ hướng dẫn về vệ sinh và thay thế của nhà cung cấp túi lọc để tránh tác động không mong muốn do vệ sinh quá mức hoặc không đúng cách.

Qua bài viết trên SUNTECH đã cung cấp tới các bạn thông tin về bộ lọc túi Bag Filter. Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn lắp đặt thiết bị xử lý không khí trong hệ thống HVAC phòng sạch, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn MIỄN PHÍ!

Xem thêm: HVAC là gì? Thành phần cấu tạo và nguyên lý vận hành