Đèn UV diệt khuẩn không khí đóng vai trò quan trọng trong hệ thống HVAC, giúp cải thiện chất lượng không khí trong tòa nhà và loại bỏ vi khuẩn trong các phòng sạch công nghiệp. Ngoài ra, chúng còn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát ô nhiễm và ngăn chặn sự lây lan của virus tại các trung tâm y tế. Hãy cùng SUNTECH khám phá chi tiết về ưu điểm của đèn UV trong bài viết dưới đây.
1. Tia UV là gì?
Tia UV – UtralViolet hay còn gọi là tia cực tím, tia tử ngoại, là một loại bức xạ nhiệt phát ra từ các nguồn như mặt trời, mỏ hàn, đèn chuyên dụng,… Với bước sóng ngắn hơn sắc tím và dài hơn tia X, tia UV nằm ngoài khả năng quan sát của con người.
Tia UV tự nhiên thường có trong ánh nắng mặt trời, mang lại nhiều lợi ích như tổng hợp Vitamin D, diệt khuẩn, diệt vi sinh vật, chữa bệnh, sấy khô,… Tuy nhiên, nó cũng mang theo những tác hại như gây ung thư da, lão hóa da, tổn thương mắt, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch,…
Tia UV được chia thành ba loại:
- Tia UVA: Bước sóng từ 315 – 380 nm, không bị tầng Ozon hấp thu, chiếu xạ xuống bề mặt trái đất nhiều nhất.
- Tia UVB: Bước sóng từ 280 – 315 nm, bị phản xạ và hấp thu một phần lớn bởi tầng Ozon.
- Tia UVC: Bước sóng từ 100 – 280 nm, bị phản xạ hoặc hấp thu hoàn toàn bởi các phản ứng trong tầng Ozon.
2. Đèn UV phòng sạch là gì?
Đèn UV phòng sạch là loại đèn chuyên dụng phát tia cực tím, với nhiệm vụ là tiêu diệt khuẩn. Đèn này có khả năng tạo ra các tia UV có hiệu suất cao để loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân gây ô nhiễm khác. Công suất của đèn UV phòng sạch có thể thay đổi tùy thuộc vào kiểu dáng, thương hiệu sản xuất, tạo ra sự linh hoạt trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp.
3. Đèn UV diệt khuẩn phòng sạch hoạt động như thế nào?
Đèn UV hoạt động theo cơ chế tương tự như đèn huỳnh quang, tuy nhiên chúng không phát ra ánh sáng trắng thông thường mà thay vào đó là tia cực tím với bước sóng ngắn, có khả năng xâm nhập và tiêu diệt tế bào. Năng lượng từ tia cực tím khi đi qua tế bào sẽ phá hủy ADN, ngăn chặn quá trình sinh sản của vi khuẩn.
Tiệt trùng bằng tia cực tím có hiệu quả không là tùy thuộc vào một số yếu tố như mật độ tia, thời gian chiếu và điều kiện môi trường. Vùng cực tím với bước sóng từ 280 đến 200 nm có hiệu quả tiệt trùng cao nhất. Đối với lớp nước chảy qua đèn, nên có độ dày khoảng 10 – 15cm và thời gian chiếu từ 10 – 30 giây để đạt hiệu quả tối ưu.
4. Ưu điểm và nhược điểm của đèn khử trùng
Đèn UV khử trùng có những ưu điểm nổi bật như sau:
- Sử dụng công nghệ tia cực tím hiện đại để tiêu diệt vi khuẩn, vi rút, đảm bảo không gian an toàn.
- Với chỉ số màu CRI>80 Ra và quang thông lên đến 4000lm, đèn mang lại ánh sáng trung thực và sắc nét. Hiệu suất chiếu sáng vượt trội so với các đèn truyền thống.
- Kích thước nhỏ gọn, màu trắng hiện đại, tạo điểm nhấn cho không gian. Đèn không làm chói mắt, không chứa tia sáng có hại hoặc các chất hóa học độc hại.
- Sản phẩm làm từ nhôm cao cấp, bền và không chứa chất độc hại, đảm bảo an toàn cho người dùng và thân thiện với môi trường.
- Phân phối chính hãng với mức giá hợp lý, giúp người dùng dễ dàng sở hữu sản phẩm chất lượng cao này.
Mặc dù đèn UV diệt khuẩn mang lại nhiều ưu điểm, nhưng cũng đi kèm với một số nhược điểm như:
- Việc diệt khuẩn phụ thuộc vào nguồn điện, đòi hỏi một nguồn điện cao.
- Cần thay thế đèn thường xuyên vì tuổi thọ ngắn, chỉ khoảng 2.000 – 3.000 giờ làm việc.
- Đèn UV không thể loại bỏ một số chất độc hại như kim loại nặng, dầu khoáng, hoặc các chất tạp khác.
- Diệt khuẩn bằng đèn khử trùng UV không bền, có thể bị nhiễm khuẩn lại sau một thời gian sử dụng.
5. Đèn UV diệt khuẩn phòng sạch
Phòng thí nghiệm
Phòng thí nghiệm là một không gian được xây dựng đặc biệt để đảm bảo điều kiện thuận lợi và an toàn cho các hoạt động thí nghiệm. Với tính chất đặc biệt của môi trường này, các thiết bị sử dụng trong phòng thí nghiệm thường là những công nghệ tiên tiến, trong đó có đèn UV diệt khuẩn.
Tuy nhiên, không nên dùng tia cực tím để khử trùng. Đặc biệt, không nên sử dụng đèn UV trong khi đang thực hiện các nghiên cứu trong tủ an toàn sinh học. Việc này nhằm đảm bảo an toàn và ngăn chặn các ảnh hưởng không mong muốn đến kết quả nghiên cứu.
Phòng sạch thực phẩm
Sử dụng đèn UV diệt khuẩn cho thực phẩm giúp cải thiện an toàn thực phẩm, ngăn ngừa bên tật do thực phẩm. Bên cạnh đó, thực phẩm trải qua quá trình diệt khuẩn sẽ kéo dài thời gian sử dụng, kiểm soát công trùng và thậm chí còn làm chậm quá trình mọc mầm của khoai tây.
Thiết bị phòng sạch
Đèn tia cực tím thường được tích hợp trong các thiết bị như PassBox và Clean Bench. Chúng cũng thường được lắp đặt trong các phòng sạch, đặc biệt là trong các không gian cần diệt khuẩn bề mặt như phòng có băng chuyền hay băng tải sản phẩm thực phẩm. Điều này là cần thiết để đảm bảo mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm cao và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và vi rút.
Xem thêm: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Pass box
6. Cách lắp đặt đèn UV diệt khuẩn từ A-Z
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách lắp đặt đèn UV diệt khuẩn trong phòng sạch ở nhiều vị trí khác nhau, giúp bạn tiêu diệt vi khuẩn một cách hiệu quả.
Trên tường
- Cách lắp đặt: Gắn trực tiếp lên tường hoặc ốp lên bề mặt tường. Cách lắp này phù hợp với phòng không gian nhỏ.
- Khoảng cách lắp: Nên lắp đèn cách nhau 1,5 – 2 mét tùy theo công suất và diện tích phòng
Lưu ý: Nếu đèn UV nằm ngoài thân vỏ, chỉ nên bật khi không có người trong phòng để tránh tác động có thể gây hại cho da và mắt.
Trên trần
- Cách lắp đặt: Có thể lắp đặt âm trần, ốp trần hoặc thả trần. Cách lắp này phù hợp với không gian phòng lớn.
- Khoảng cách: Nên lắp cách nhau 1,2 – 1,5 mét tùy loại đèn led hay panel.
Hệ thống lọc không khí
Trong các hệ thống bộ lọc AHU và HVAC được sử dụng để cung cấp gió tươi cho phòng sạch, việc lắp đèn tia cực tím là vô cùng quan trọng.
- Cách lắp đặt: Có thể lắp ở trên đường ống chính của hệ thống lọc không khí hoặc ở các đường ống nhánh.
Lưu ý: Số lượng đèn cần lắp đặt sẽ phụ thuộc vào mức lưu lượng gió đi qua ống (đo bằng m3/giờ).
Quạt thông gió
- Cách lắp đặt: Được lắp kín trong quạt, người dùng có thể lắp đặt bất cứ khi nào mà không cần lo sự ảnh hưởng của tia UV.
- Số lượng đèn UV cần lắp đặt sẽ phụ thuộc vào lưu lượng gió trong hệ thống quạt đối lưu.
Trụ đèn chuyên dụng
- Cách lắp đặt: Được đặt trong phòng có nhiều góc khuất hoặc nơi cần tăng cường diệt khuẩn vào thời gian cố định.
Lưu ý: Đảm bảo dây điện nguồn đủ dài để thuận tiện cung cấp ánh sáng cho hệ thống đèn. Hãy sử dụng bộ điều khiển từ xa để bật/tắt đèn mà không gây ảnh hưởng đến mắt và da của người sử dụng
7. Những lưu ý khi sử dụng đèn UV
Một số lưu ý khi sử dụng đèn UV diệt khuẩn
- Nên bật đèn UV diệt khuẩn khi không có người trong phòng
- Thời gian bật đèn UV để diệt khuẩn hiệu quả là khoảng 60 phút. Trong khoảng thời gian này, ánh sáng UV sẽ tiếp xúc với tất cả các bề mặt trong phòng, giúp loại trừ nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Tránh chiếu đèn UV trực tiếp vào da và mắt để ngăn ngừa nguy cơ bỏng nắng, tổn thương giác mạc và tăng nguy cơ ung thư da.
- Nên trang bị đồ bảo hộ khi ở trong môi trường có đèn UV
Đèn UV phòng sạch là thiết bị chuyên dụng mang lại nhiều lợi ích cho không khí và sức khỏe con người. Mỗi loại đèn có thiết kế và ưu nhược điểm riêng. Tùy vào vị trí lắp đặt và mục đích sử dụng, người mua có thể lựa chọn đèn phù hợp nhất. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu mua thiết bị phòng sạch, hãy liên hệ với SUNTECH để được hỗ trợ tư vấn.
Xem thêm: HVAC là gì? Thành phần cấu tạo và nguyên lý vận hành