An toàn vệ sinh thực phẩm đang là yêu cầu bắt buộc trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tiêu chuẩn SQF – Safe Quality Food được công nhận bởi GFSI, giúp doanh nghiệp kiểm soát mối nguy, truy xuất nguồn gốc và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là giải pháp tối ưu để tiếp cận thị trường khó tính và nâng tầm thương hiệu. Tìm hiểu ngay về nội dung và yêu cầu khi triển khai Safe Quality Food ngay bài viết dưới đây!
1. Tiêu chuẩn SQF là gì?
Khái niệm
SQF (Safe Quality Food) là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và chất lượng thực phẩm. Tiêu chuẩn này được xây dựng trên các nguyên tắc của HACCP, yêu cầu doanh nghiệp nhận diện, đánh giá và kiểm soát các mối nguy liên quan đến an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ khâu nuôi trồng – sản xuất đến bảo quản, vận chuyển và phân phối.
Phạm vi
Tiêu chuẩn SQF được sở hữu và quản lý bởi Viện Tiếp thị Thực phẩm (FMI – Food Marketing Institute), đồng thời được công nhận bởi Tổ chức Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI). Chương trình an toàn thực phẩm này được thiết kế để áp dụng cho mọi giai đoạn trong chuỗi cung ứng thực phẩm, thông qua các bộ chuẩn chuyên biệt phù hợp với từng lĩnh vực.
Cụ thể, Tiêu chuẩn Thực phẩm chất lượng an toàn bao gồm các bộ tiêu chuẩn sau:
- Bộ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm dành cho sản xuất ban đầu (áp dụng cho hoạt động sản xuất)
- Bộ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm dành cho lưu trữ và phân phối (kiểm soát điều kiện bảo quản và vận chuyển)
- Bộ têu chuẩn an toàn thực phẩm trong sản xuất bao bì
- Bộ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cho bán lẻ thực phẩm (áp dụng cho siêu thị, cửa hàng,…)
- Bộ tiêu chuẩn SQF về chất lượng
Mối quan hệ giữa HACCP – ISO 22000 – SQF
Tiêu chí | HACCP | ISO 22000 | SQF |
Bản chất | Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (kỹ thuật cốt lõi) | Tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm | Chương trình chứng nhận toàn diện về an toàn và chất lượng thực phẩm |
Mục tiêu | Kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm | Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện, mang tính liên tục và cải thiện | Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc để phục vụ bán lẻ toàn cầu |
Mối quan hệ với HACCP | Là nền tảng | Tích hợp đầy đủ nguyên lý HACCP vào cấu trúc hệ thống quản lý | Áp dụng nguyên lý HACCP, đồng thời mở rộng kiểm soát cả chất lượng và tuân thủ khách hàng |
Phạm vi áp dụng | Các bước trong quy trình sản xuất thực phẩm | Toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm | Tất cả các lĩnh vực trong chuỗi cung ứng thực phẩm (từ sản xuất ban đầu đến bán lẻ) |
Tích hợp với các hệ thống khác | GMP, ISO 9001, FSMA,… | ISO 9001, FSSC 22000, HACCP,… | HACCP, GMP, FSMA,… |
Xem thêm: Tiêu chuẩn hệ thống quản lý thực phẩm – ISO 22000
2. 3 cấp độ của tiêu chuẩn thực phẩm SQF 2000
Hệ thống chứng nhận an toàn chất lượng thực phẩm được chia thành hai nhóm chính:
- SQF 1000: Dành cho lĩnh vực sản xuất sơ cấp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nguyên liệu thô (như ngũ cốc, thức ăn chăn nuôi…).
- SQF 2000: Áp dụng cho các doanh nghiệp chế biến, đóng gói và phân phối thực phẩm (chẳng hạn như thịt, sữa, thực phẩm chế biến sẵn…).
Trong đó, SQF 2000 bao gồm ba cấp độ nhằm phản ánh mức độ kiểm soát và hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm:
- Cấp độ 1 – An toàn thực phẩm cơ bản: Tập trung vào việc thiết lập các chương trình tiên quyết (PRP) và kiểm soát cơ bản để đảm bảo điều kiện sản xuất an toàn. Phù hợp với doanh nghiệp mới bắt đầu triển khai hệ thống.
- Cấp độ 2 – Tích hợp HACCP: Kết hợp các yêu cầu của cấp độ 1 với việc phân tích mối nguy theo nguyên tắc HACCP, nhằm xác định, kiểm soát hoặc loại bỏ rủi ro an toàn thực phẩm trong từng công đoạn sản xuất.
- Cấp độ 3 – Quản lý chất lượng toàn diện: Kết hợp các yêu cầu của cấp độ 1 và 2, đồng thời mở rộng đánh giá đến các yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm. Mục tiêu là kiểm soát cả an toàn và chất lượng thực phẩm, hướng đến hiệu suất ổn định và cải tiến liên tục.
3. Lợi ích của chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cung cấp hệ thống kiểm soát toàn diện
- Chứng nhận SQF khẳng định cam kết của doanh nghiệp về chất lượng và an toàn thực phẩm.
- Được công nhận bởi Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI), Safe Quality Food giúp củng cố niềm tin của khách hàng và đối tác.
- Mở rộng cơ hội kinh doanh và giúp doanh nghiệp thâm nhập vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong các cuộc kiểm tra và đánh giá từ cơ quan thẩm quyền, đảm bảo tuân thủ quy định.
- Nền tảng vững chắc để triển khai hệ thống chất lượng và an toàn thực phẩm ổn định, tin cậy và hiệu quả.
- Nâng cao hình ảnh/giá trị doanh nghiệp
4. Doanh nghiệp cần làm gì để đạt chuẩn SQF?
Thiết kế cơ sở sản xuất đạt chuẩn
Thiết kế nhà máy/nhà xưởng theo nguyên tắc 1 chiều:
-
Tách biệt luồng nguyên liệu, sản phẩm và nhân sự
-
Sắp xếp hợp lý các khu vực như tiếp nhận, sơ chế, chế biến và đóng gói để tránh nhiễm chéo.
-
Phân vùng các khu vực vệ sinh (zone clean) rõ ràng (ví dụ: low – medium – high care).
-
Sử dụng vật liệu đạt chuẩn VSATTP: panel PU kháng khuẩn, sàn epoxy, inox 304…
Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc:
-
Đảm bảo mỗi lô hàng có mã định danh, theo dõi từ đầu vào đến đầu ra.
-
Hệ thống truy xuất cần có khả năng truy ngược và xuôi, giúp phản hồi nhanh chóng khi có sự cố.
- Có khả năng phản hồi thu hồi sản phẩm trong 4 tiếng nếu có sự cố.
Chuẩn hóa tài liệu và quy trình SOP
-
Soạn thảo đầy đủ các tài liệu như chính sách vệ sinh, SOP cho từng công đoạn, và biểu mẫu kiểm tra định kỳ.
-
Đảm bảo nhân viên được đào tạo đầy đủ, tuân thủ đúng các quy trình và cam kết thực hiện các SOP.
5. Làm sao để đạt chuẩn SQF?
Quy trình chứng nhận cần thiết
- Bước 1: Đánh giá hiện trạng – Phân tích tình trạng hiện tại của hệ thống quản lý chất lượng và nhận diện những điểm cần cải thiện.
- Bước 2: Thiết lập hệ thống – Xây dựng các quy trình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, và đảm bảo tất cả các khía cạnh của hoạt động sản xuất đều tuân thủ tiêu chuẩn.
- Bước 3: Đào tạo và tài liệu hóa Cung cấp đào tạo cho nhân viên và chuẩn hóa tài liệu quy trình, nhằm nâng cao nhận thức về yêu cầu và quy định.
- Bước 4: Đánh giá bên ngoài và cấp chứng nhận – Tiến hành kiểm tra và đánh giá từ các cơ quan chứng nhận bên ngoài để đảm bảo doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn SQF và nhận chứng chỉ.
Yếu tố cần chú trọng
- Lãnh đạo doanh nghiệp cần thể hiện rõ đối với an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm và quy trình cải tiến liên tục.
- Đào tạo chuyên sâu và đúng đối tượng cho các nhân viên liên quan đến quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm.
- Thiết lập các quy định và tiêu chuẩn bằng văn bản cho nguyên liệu và dịch vụ đầu vào, đảm bảo chất lượng từ nguồn cung cấp.
- Xây dựng hệ thống kiểm soát các nguy cơ tiềm ẩn và đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với kế hoạch an toàn thực phẩm.
- Thiết lập quy trình khắc phục và phòng ngừa sự cố để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo chất lượng ổn định.
- Thực hiện các cuộc đánh giá nội bộ định kỳ để giám sát và cải thiện hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng.
- Xây dựng quy trình tiếp nhận, điều tra và khắc phục các khiếu nại từ khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Kiểm soát và lưu trữ cẩn thận tất cả các tài liệu và hồ sơ liên quan, đảm bảo tính minh bạch và dễ dàng truy xuất.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn thực phẩm SQF và các bước để triển khai hiệu quả. Nếu doanh nghiệp bạn đang có kế hoạch xây dựng nhà máy thực phẩm mà không biết cần tuân thủ theo tiêu chuẩn nào, hãy liên hệ ngay với SUNTECH để được tư vấn giải pháp phù hợp – hoàn toàn miễn phí.