Những điều bạn cần biết về Tiêu chuẩn ISO 22000

Trong thời gian gần đây, an toàn vệ sinh thực phẩm đã trở thành ưu tiên hàng đầu do những thách thức liên quan đến chuỗi cung ứng. Các vấn đề này không chỉ đe dọa sức khỏe người tiêu dùng mà còn tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp thực phẩm. Chính vì vậy việc ban hành tiêu chuẩn ISO 22000 là hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp cung ứng thực phẩm tại Việt Nam và trên toàn thế giới, nhằm nâng cao chất lượng sản xuất và đảm bảo an toàn thực phẩm. Vậy cụ thể ISO 22000 là gì? Phạm vi và lợi ích khi áp dụng như thế nào? Cùng SUNTECH tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây

1. Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?

ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS – Food Safety Managment System), do tổ chức Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa quốc tế (ISO) ban hành. Tiêu chuẩn này là một bộ quy tắc để các doanh nghiệp có thể áp dụng và nhận chứng nhận cho cách họ quản lý an toàn thực phẩm. Bộ quy tắc này cung cấp hướng dẫn về cách tổ chức cần tổ chức và quản lý các khía cạnh liên quan đến sản xuất và kinh doanh thực phẩm.

Tiêu chuẩn ISO 22000
Tiêu chuẩn ISO 22000

ISO 22000 đảm bảo rằng thực phẩm không chỉ an toàn cho người tiêu dùng mà còn tuân thủ các luật an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này chứng nhận rằng tổ chức có khả năng kiểm soát các điểm kiểm soát các mối nguy (CCP), để đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

Tiêu chuẩn ISO 22000 dựa trên phương pháp quản lý vệ sinh thực phẩm của HACCP, để giảm thiểu nguy cơ liên quan đến an toàn thực phẩm và thúc đẩy sự phát triển của chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Đồng thời, tiêu chuẩn này là tiền đề cho việc xây dựng các tiêu chuẩn khác như FSSC 22000, các tiêu chuẩn được công nhận bởi Tổ chức Toàn cầu về An toàn Thực phẩm (GFSI) và các tổ chức khác.

Xem thêm: Tiêu chuẩn HACCP trong lĩnh vực thực phẩm

2. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000 là tổ chức bao gồm quy trình, thủ tục và yêu cầu liên quan đến an toàn thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn của ISO 22000.

Hệ thống quản lý ISO 22000 có thể áp dụng cho mọi tổ chức hoặc doanh nghiệp trong ngành thực phẩm. Việc thực hiện và đạt chứng chỉ ISO 22000 cho tổ chức trong chuỗi thực phẩm đồng nghĩa với việc họ được công nhận là đơn vị quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả, cam kết cung cấp sản phẩm thực phẩm an toàn và chất lượng cho người tiêu dùng.

Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 22000 bao gồm nhiều yêu cầu và quy trình để đảm bảo an toàn thực phẩm. Các điểm quan trọng bao gồm:

  • ISO 22000 đòi hỏi tổ chức phải xác định và đánh giá các rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm, sau đó phát triển các biện pháp kiểm soát để giảm thiểu rủi ro.
  • Tổ chức cần duy trì các hồ sơ và tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm để có thể theo dõi và đánh giá hiệu suất của hệ thống.
  • ISO 22000 đề xuất tổ chức thực hiện kiểm tra và xác minh định kỳ để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động hiệu quả và tuân theo các tiêu chuẩn.
  • Tổ chức cần phản ứng nhanh chóng đối với bất kỳ sự cố liên quan đến an toàn thực phẩm và xác định cách cải thiện hệ thống để ngăn chặn sự cố tương tự trong tương lai.

3. Đối tượng và phạm vi áp dụng tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn ISO 22000 được áp dụng cho mọi loại tổ chức liên quan đến thực phẩm, không phân biệt về quy mô. Các tổ chức/doanh nghiệp có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:

  • Nhà máy, xưởng sản xuất, chế biến thực phẩm.
  • Nhà hàng, dịch vụ buôn bán thực phẩm, ăn uống
Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000
Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000
  • Doanh nghiệp cung cấp thiết bị cho ngành thực phẩm
  • Siêu thị, nhà bán buôn, nhà bán lẻ thực phẩm
  • Trang trại trồng trọt và chăn nuôi
  • Hãng vận chuyển thực phẩm

Tiêu chuẩn ISO 22000 không áp dụng cho các tổ chức không tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm, không sản xuất hoặc không cung cấp thực phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng.

Xem thêm: Tiêu chuẩn FSSC 22000 là gì? Nội dung và lợi ích khi áp dụng

4. Yêu cầu của ISO 22000:2018

Phiên bản ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất

Những yêu cầu chính của phiên bản này:

  • Thiết lập và thực hiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • Phân tích mối nguy và xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
  • Thiết lập các biện pháp kiểm soát tại các CCP
  • Thực hiện các biện pháp kiểm soát và giám sát
  • Thực hiện các biện pháp khắc phục và phòng ngừa
  • Thực hiện các biện pháp kiểm tra và đánh giá
  • Thực hiện các biện pháp cải tiến liên tục

Xem thêm: Tiêu chuẩn sản xuất

5. Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn

Đảm bảo an toàn chất lượng thực phẩm một cách toàn diện

Chứng nhận ISO 22000 đem lại khả năng kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm, từ khâu nuôi trồng, sơ chế, chế biến cho tới khi sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng. Nhờ vậy mà sản phẩm đầu ra đạt chất lượng cao, giảm thiểu tối đa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc giảm thiểu tối đa chi phí do thu hồi hay hủy bỏ sản phẩm lỗi, kém chất lượng.

Đáp ứng các yêu cầu về pháp lý, thanh tra

Doanh nghiệp có chứng nhận ISO 22000 có thể thay thế Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, ISO 22000 còn có thể thay thế nhiều tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm như: GMP, HACCP, BRC, IFS,…Một số trường hợp, doanh nghiệp có thể được miễn kiểm tra một số yêu cầu, khi đã có giấy chứng nhận về cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm từ các quy định của pháp luật.

Chứng nhận ISO 22000 có thể thay thế Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Chứng nhận ISO 22000 có thể thay thế Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Xem thêm: GMP là gì? Những điều bạn cần biết về tiêu chuẩn GMP

Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mang lại sự hài lòng tuyệt đối

Chứng nhận ISO 22000 là minh chứng cho thấy doanh nghiệp thực phẩm không chỉ đáp ứng được mong muốn về chất lượng mà còn an toàn cho khách hàng. Khi khách hàng thấy doanh nghiệp có chứng chỉ này, khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi mua sản phẩm vì biết rằng doanh nghiệp đã thiết lập một hệ thống quản lý an toàn và vệ sinh thực phẩm tốt. Điều này giúp đảm bảo sản phẩm là an toàn và chất lượng, làm hài lòng khách hàng và tạo nên niềm tin trong lựa chọn sản phẩm.

Cạnh tranh toàn cầu, tăng cơ hội cho doanh nghiệp

Chứng nhận ISO 22000 được coi là tiêu chuẩn quốc tế và được công nhận trên thế giới. Điều này giúp tạo lợi thế cạnh tranh, khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu sản phẩm đến các thị trường khó tính trên thế giới. Từ đó, nâng cao thương hiệu, tăng cơ hội đưa sản phẩm đến với thị trường quốc tế.

Hạn chế sai sót và giảm chi phí rủi ro

Khi thực hiện ISO 22000, doanh nghiệp cần tuân thủ các Chương trình tiên quyết như GMP (Good Manufacturing Practices) và SSOP (Sanitation Standard Operating Procedures) để giảm nguy cơ liên quan đến thực phẩm. Đồng thời, họ phải xây dựng hệ thống kiểm soát kỹ thuật, quy trình kiểm soát và tài liệu hỗ trợ để giảm thiểu chi phí lãng phí từ sản phẩm hư hỏng hoặc lỗi.

6. Cấp chứng nhận ISO 22000

Các tổ chức kiểm định an toàn thực phẩm theo ISO 22000 tại Việt Nam là:

  • Tổ chức chứng nhận SGS
  • Tổ chức chứng nhận TQC CGLOBAL
  • Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas
SUNTECH tư vấn thiết kế và xây dựng nhà máy thực phẩm
SUNTECH tư vấn thiết kế và xây dựng nhà máy thực phẩm

Quy trình cấp giấy chứng nhận ISO 22000

Để đạt chứng nhận ISO 22000 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, doanh nghiệp thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018 tại tổ chức chứng nhận.
  • Bước 2: Lên kế hoạch và tổ chức đánh giá hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp.
  • Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1. Đánh giá tài liệu và cơ sở sản xuất.
  • Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2. Đánh giá nội bộ.
  • Bước 5: Thẩm xét hồ sơ ISO 22000:2018
  • Bước 6: Cấp dấu chứng nhận ISO 22000 (Hiệu lực là 3 năm kể từ ngày cấp)
  • Bước 7: Đánh giá và giám sát định kỳ duy trì chứng nhận ISO 22000
  • Bước 8: Đánh giá chứng nhận lại ISO 22000 sau khi hết hạn 3 năm.

Bạn có thể xem thêm tài liệu về ISO 22000 tại đây.

SUNTECH đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhà sản xuất với ISO 22000, từ thiết kế cơ sở vật chất, tư vấn về thiết bị công cụ và các giải pháp tùy biến phù hợp với hiện trạng. Chúng tôi cung cấp hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn tuân thủ để đạt chứng nhận ISO. Hãy liên hệ nếu bạn có kế hoạch xây dựng hoặc cải tạo cơ sở sản xuất thực phẩm.

Xem thêm: Thiết kế phòng sạch thực phẩm