Với sự phát triển của ngành xây dựng, mô hình hợp đồng EPC (Engineering, Procurement, and Construction) ngày càng được ưa chuộng bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại cho chủ đầu tư. Thay vì phải đối mặt với nhiều nhà thầu khác nhau cho từng phần của dự án, chủ đầu tư chỉ cần một đối tác duy nhất – nhà thầu EPC – chịu trách nhiệm cho toàn bộ quy trình (thiết kế, vật liệu, thi công, vận hành, bảo trì,…). Tuy nhiên, việc lựa chọn một nhà thầu EPC uy tín là vô cùng quan trọng để đảm bảo dự án được thực hiện hiệu quả và đúng tiến độ. Vậy, làm thế nào để lựa chọn tổng thầu EPC phù hợp và EPC là gì? Tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây nhé!
EPC là gì?
EPC là thuật ngữ được viết tắt bởi Engineering – Procurenment of goods – Construction, được hiểu là một dạng hợp đồng hỗn hợp mà trong đó Tổng thầu EPC sẽ đảm nhận trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến dự án như:
- Tư vấn (khảo sát, tư vấn thiết kế, giám sát thi công)
- Vật tư (cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho thi công)
- Thi công (tiến hành thi công)
Hợp đồng EPC
Hợp đồng EPC là hợp đồng tổng hợp tất cả các hạng mục trong quá trình xây dựng. Hợp đồng này thường được áp dụng cho những dự án phức tạp, yêu cầu kiến thức kỹ thuật và công nghệ cao. Ngoài ra, hợp đồng này còn áp dụng cho những dự án xây dựng có hơn 30% vốn đầu tư do nhà nước tài trợ. Trước khi chọn sử dụng hợp đồng EPC, doanh nghiệp cần đánh giá kỹ về yêu cầu kỹ thuật, công nghệ và thời gian dự án để đảm bảo tính khả thi và đáp ứng mục tiêu dự án. Trong hợp đồng này, bên giao thầu được gọi là chủ đầu tư còn bên nhận thầu được gọi là nhà thầy chính hoặc tổng thầu EPC. Vậy tổng thầu EPC là gì?
Tổng thầu EPC là gì?
Tổng thầu EPC là nhà thầu chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế, mua sắm vật tư, thi công cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tổng thầu EPC có thể tự thực hiện hoặc thuê nhà thầu phụ thực hiện các phần khác nhau của dự án. Nếu tổng thầu ký hợp đồng với nhà thầu phụ, chúng cần được chủ đầu tư chấp thuận và phải chịu trách nhiệm về tiến độ và chất lượng công việc, bao gồm cả công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
Hợp đồng tổng thầy EPC mang lại lợi ích gì?
Đối với nhà thầu
- Giúp nhà thầu chủ động hơn trong công việc
- Không bị phụ thuộc vào sự kiểm tra giám sát từ phía chủ đầu tư
- Giảm thời gian gián đoạn trong thi công
Đối với chủ đầu tư
- Tối ưu chi phí, lao động cho chủ đầu tư
- Tiến độ thi công được đẩy nhanh
- Hạn chế các rủi ro trong quá trình thiết kế và thi công
Tầm quan trọng của hợp đồng EPC trong dự án xây dựng
Thay vì phải đối mặt với nhiều nhà thầu khác nhau cho từng phần của dự án, chủ đầu tư chỉ cần một đối tác duy nhất – nhà thầu EPC. Nhờ có hợp đồng này, chủ đầu tư không chỉ giảm thiểu chi phí và tiết kiệm thời gian, mà còn đảm bảo được tính liên tục và hiệu quả trong quá trình thi công. Như vậy, việc lựa chọn một đối tác EPC phù hợp không chỉ giúp chủ đầu tư giảm bớt rủi ro mà còn tối ưu hóa chi phí và đẩy nhanh tiến độ thi công. ưt vấn, thiết kế, vật tư, thi công vận hành, bảo trì
Làm thế nào để thực hiện EPC hiệu quả?
Để đạt hiệu quả tối đa từ hợp đồng EPC, cần lưu ý những điểm sau:
- Mô tả chi tiết phạm vi dự án trong hợp đồng EPC, đảm bảo tính rõ ràng và cụ thể.
- Xác định rõ các hạng mục công việc do nhà thầu EPC chịu trách nhiệm
- Phân định rõ trách nhiệm giữa chủ đầu tư và nhà thầu EPC trong từng giai đoạn thực hiện dự án.
- Cung cấp đầy đủ thông tin về dự án, bao gồm bản mô tả kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, dự toán kinh phí,…
- Nêu rõ các yêu cầu cụ thể đối với nhà thầu EPC về năng lực, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn,…
Ngoài ra, để thực hiện EPC hiệu quả, cần chú ý:
- Lựa chọn nhà thầu EPC uy tín, có năng lực và kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự
- Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra tiến độ và chất lượng thi công dự án
- Quản lý chặt chẽ chi phí dự án, đảm bảo thực hiện đúng theo dự toán
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng một cách nhanh chóng, hiệu quả
Nhà thầu trong quản lý thực hiện hợp đồng EPC
Nghĩa vụ của nhà thầu trong quá trình xây dựng
Thiết kế:
- Hoàn thành thiết kế kỹ thuật chi tiết theo yêu cầu của chủ đầu tư và được chủ đầu tư phê duyệt
- Đảm bảo thiết kế phù hợp với quy định của pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu của chủ đầu tư
- Cung cấp đầy đủ hồ sơ thiết kế cho chủ đầu tư
Cung cấp vật tư thiết bị:
- Cung cấp vật tư thiết bị theo đúng chủng loại, chất lượng, số lượng và thời gian quy định trong hợp đồng
- Có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng của vật tư thiết bị
- Phối hợp với chủ đầu tư để tổ chức nghiệm thu vật tư thiết bị
Thi công xây dựng:
- Thi công xây dựng theo đúng thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt và tiến độ đã cam kết
- Đảm bảo chất lượng thi công theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu của chủ đầu tư
- Tổ chức nghiệm thu từng hạng mục công trình và nghiệm thu tổng thể công trình
Bảo hành:
- Khắc phục mọi sự cố, hư hỏng của công trình trong thời gian bảo hành
- Cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư
Quyền của nhà thầu trong quá trình xây dựng
- Nhận thanh toán từ chủ đầu tư theo đúng tiến độ và giá trị hợp đồng
- Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thi công xây dựng
- Yêu cầu chủ đầu tư giải quyết tranh chấp theo quy định của hợp đồng EPC và pháp luật
- …
Chủ đầu tư trong quản lý thực hiện hợp đồng EPC
Nghĩa vụ của chủ đầu tư trong quá trình xây dựng:
- Cung cấp cho nhà thầu EPC đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến dự án, bao gồm: bản vẽ thiết kế, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, giấy phép xây dựng,…
- Nghiệm thu và thanh toán hợp đồng đúng hạn
- Phối hợp với nhà thầu EPC để giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công
- …
Quyền của chủ đầu tư trong quá trình xây dựng:
- Giám sát, kiểm tra quá trình xây dựng, nếu vi phạm có quyền tạm dừng công việc và yêu cầu nhà thầu khắc phục ngay lập tức
- Yêu cầu bàn giao hồ sơ và tài liệu theo nội dung của hợp đồng
- Từ chối nghiệm thu sản phẩm không đạt chất lượng và không chấp nhận nghiệm thu thiết bị công nghệ không tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng
- Xem xét và chấp thuận/không chấp thuận danh sách nhà thầu phụ theo đề nghị của bên nhận thầu
- …
Làm thế nào để lựa chọn nhà thầu EPC phù hợp?
Lựa chọn nhà thầu EPC uy tín và năng lực là yếu tố then chốt cho sự thành công của dự án.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, SUNTECH tự tin khẳng định vị thế hàng đầu trong vai trò tổng thầu EPC. SUNTECH cung cấp các dịch vụ toàn diện cho các dự án xây dựng, bao gồm tư vấn và thiết kế, cung cấp thiết bị, thi công và lắp đặt, cũng như vận hành và bảo trì.
Những “đặc quyền” doanh nghiệp có được khi lựa chọn SUNTECH làm tổng thầu EPC:
- Kinh nghiệm dày dặn: Tích lũy được hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi tự tin về khả năng tổ chức và thực hiện các dự án một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.
- Uy tín và chất lượng: SUNTECH đã thực hiện thành công nhiều dự án lớn nhỏ trải dài từ Bắc vào Nam, đó là minh chứng cho sự uy tín và chất lượng của khách hàng đối với chúng tôi.
- Giá cả cạnh tranh: Đội ngũ kỹ thuật viên luôn đưa ra các phương án tốt và luôn nỗ lực tối ưu chi phí để mang đến cho khách hàng mức giá cạnh tranh nhất, nhưng vẫn giữ được chất lượng tối đa của công trình.
- Dịch vụ hậu mãi tốt: Chúng tôi không chỉ dừng lại sau khi hoàn thành dự án, mà còn cam kết cung cấp các dịch vụ hậu mãi tốt nhất để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả của dự án trong thời gian dài.
SUNTECH luôn cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Hãy liên hệ với SUNTECH để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá tốt nhất cho dự án của bạn!