Nhà xưởng thép tiền chế công nghiệp

Nhà xưởng thép tiền chế đang ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến trong xây dựng các công trình công nghiệp nhờ vào tính linh hoạt, tiết kiệm chi phí và thời gian thi công. Bên cạnh đó, với kết cấu thép vững chắc, nhà xưởng thép tiền chế đáp ứng được yêu cầu về độ bền, khả năng chịu tải cao và khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt. Cùng tìm hiểu chi tiết về kết cấu nhà tiền chế và các ứng dụng nổi bật trong bài viết dưới đây.

1. Nhà xưởng thép tiền chế

Nhà xưởng thép tiền chế, hay còn gọi là nhà tiền chế, là loại công trình sử dụng kết cấu thép làm vật liệu chính. Các cấu kiện sẽ được thiết kế chi tiết và gia công tại nhà máy theo bản vẽ kỹ thuật, đảm bảo độ chính xác về số lượng và kích thước. Sau đó, chúng được vận chuyển đến công trình để lắp ráp và hoàn thiện.

Nhà xưởng thép tiền chế công nghiệp
Nhà xưởng thép tiền chế công nghiệp

Quá trình xây dựng nhà xưởng thép tiền chế gồm ba bước cơ bản: thiết kế – gia công – lắp dựng. Trong đó, các cấu kiện được liên kết với nhau bằng bulông để tạo thành khung kết cấu vững chắc. Toàn bộ quy trình đều được kiểm tra và giám sát chất lượng nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Nhà xưởng khung thép tiền chế được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp như sản xuất chế tạo, chế biến thực phẩm, lắp ráp điện tử, kho vận, logistics,…

2. Kết cấu của nhà xưởng khung thép tiền chế

Kết cấu nhà xưởng thép tiền chế gồm 3 phần chính:

  • Hệ thống khung xương: Tổ hợp cột, kèo thép chữ I, dầm,…
  • Hệ kết cấu phụ: Xà gồ mạ kẽm (chữ C, Z, U,…), sườn tường, thanh chống đỉnh tường,…
  • Hệ thống bao che: Tôn vách, tôn mái,…
Tổng quan kết cấu nhà tiền chế
Tổng quan kết cấu nhà tiền chế

Ngoài ra, kết cấu nhà tiền chế có thể tích hợp thêm các thành phần khác để phù hợp với nhu cầu sử dụng riêng của từng dự án, như:

  • Sàn lửng và dầm cầu trục, hệ trợ lực mái, kệ sàn,…
  • Hệ phụ kiện chi tiết: Mái hiên, diềm ốp, máng xối, hệ thống thông gió, dây cáp giằng,…

3. Một số loại kết cấu thép được sử dụng phổ biến

Dưới đây là các loại kết cấu thépđược sử dụng phổ biến trong nhà tiền chế:

  • Kết cấu khung thép: Kết cấu này bao gồm các cột thép đứng thẳng, dầm thép ngang và các kết nối thép giúp kiên kết các chi tiết lại với nhau. Những dầm và cột này được liên kết với nhau bằng liên kết hàn hoặc bắt vít, tạo thành khung thép vững chắc và ổn định.
  • Kết cấu khung kèo thép: Kết cấu khung kèo thép sử dụng một chuỗi các hình tam giác được nối với nhau, nhằm phân phối trọng lượng đều trên toàn bộ cấu trúc.
  • Kết cấu mái vòm thép: Là một dạng cấu trúc thép có hình dạng vòm, có mô men uốn nhỏ hơn so với cấu trúc dầm và khung, giúp tiết kiệm nguyên vật liệu.
Cấu kiện thép phải gia công theo tiêu chuẩn đảm bảo độ bền và chất lượng
Cấu kiện thép phải gia công theo tiêu chuẩn đảm bảo độ bền và chất lượng

4. Ưu điểm và hạn chế của nhà xưởng thép tiền chế

Nhà xưởng thép tiền chế ngày càng được ưa chuộng trong xây dựng công nghiệp nhờ những ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, nhà xưởng thép tiền chế cũng tồn tại một số hạn chế nhất định.

Ưu điểm

  • Thi công nhanh chóng: Các cấu kiện thép được sản xuất sẵn tại nhà máy và chỉ cần lắp ráp tại công trường giúp rút ngắn đáng kể thời gian thi công so với các phương pháp xây dựng truyền thống.
  • Linh hoạt trong thiết kế: Dễ dàng điều chỉnh kích thước, hình dạng và cấu trúc nhà xưởng để phù hợp với yêu cầu sử dụng.
  • Độ bền cao: Khung thép có khả năng chịu lực tốt, chống chịu được các tác động của môi trường như gió bão, động đất.
  • Chi phí hợp lý: Nhà xưởng thép tiền chế có chi phí thi công thấp hơn so với các công trình bê tông cốt thép, nhờ vào vật liệu thép sẵn có và quy trình sản xuất, lắp ráp đơn giản.
  • Dễ dàng mở rộng: Khi có nhu cầu mở rộng nhà xưởng, việc lắp thêm các module thép là rất đơn giản.
  • Khả năng tái chế: Thép là vật liệu có thể tái chế nhiều lần, góp phần bảo vệ môi trường.
Nhà xưởng thép tiền chế – giải pháp tối ưu cho xây dựng công nghiệp nhờ những ưu điểm vượt trội
Nhà xưởng thép tiền chế – giải pháp tối ưu cho xây dựng công nghiệp nhờ những ưu điểm vượt trội

Hạn chế

  • Khả năng chống cháy hạn chế: Thép là vật liệu dễ bị biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, do đó, việc bảo vệ chống cháy cho các nhà xưởng thép tiền chế cần được quan tâm.
  • Chi phí bảo dưỡng: Mặc dù thép có độ bền cao, nhưng nếu không được bảo trì đúng cách, đặc biệt trong môi trường có độ ẩm cao, thép có thể bị gỉ sét, làm giảm tuổi thọ công trình.
  • Dễ bị ăn mòn: Thép dễ bị oxi hóa, đặc biệt trong môi trường ẩm ướt.
  • Yêu cầu kỹ thuật cao trong thiết kế: Để đảm bảo tính ổn định và an toàn, thiết kế nhà xưởng thép tiền chế cần phải có các yếu tố tính toán kỹ lưỡng về tải trọng, chống gió bão và các yếu tố khí hậu địa phương.
  • Hạn chế về tính thẩm mỹ: Mặc dù nhà xưởng thép có ưu điểm về khả năng chống chịu, nhưng về mặt thẩm mỹ, các công trình thép tiền chế có thể không được đánh giá cao so với các công trình sử dụng vật liệu truyền thống như bê tông hay gạch.
  • Không gian hạn chế: Do sử dụng kết cấu thép, một số loại nhà xưởng có thể gặp hạn chế về khả năng phân chia không gian linh hoạt, đặc biệt là khi cần xây dựng các khu vực tường hoặc chia phòng.

4. Nhà xưởng thép tiền chế và nhà xưởng thông thường

Mỗi loại nhà xưởng đều sở hữu những ưu điểm riêng, phù hợp với từng mục đích sử dụng, quy mô đầu tư và yêu cầu kỹ thuật cụ thể. Để lựa chọn phương án xây dựng hiệu quả, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như ngân sách, loại hình sản xuất và kế hoạch phát triển lâu dài.

SUNTECH gửi đến bạn bảng so sánh giữa nhà xưởng thép tiền chế và nhà xưởng thông thường, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn giải pháp phù hợp, tối ưu chi phí và công năng sử dụng.

Tiêu chí Nhà xưởng thép tiền chế Nhà xưởng thông thường
Kết cấu Khung thép tổ hợp sản xuất sẵn tại nhà máy, lắp ráp nhanh tại công trình. Kết cấu bê tông cốt thép đổ tại chỗ, thi công phức tạp hơn.
Thời gian xây dựng Nhanh (30–50% thời gian so với bê tông cốt thép). Lâu hơn do phải đợi thời gian đông cứng bê tông.
Chi phí Thường rẻ hơn do tiết kiệm thời gian và vật liệu Chi phí cao hơn do vật liệu và thời gian thi công
Khả năng mở rộng Linh hoạt, dễ tháo dỡ, nâng cấp hoặc mở rộng. Mở rộng phức tạp, tốn nhiều công đoạn kỹ thuật.
Độ bền Bền vững, khả năng chống chịu tốt với thời tiết Bền nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết

5. Tiêu chuẩn thi công nhà xưởng tiền chế

Khi thi công nhà xưởng khung thép, các nhà đầu tư cần tuân thủ một số tiêu chuẩn quan trọng sau:

  • TCVN 5575:2012 – Hướng dẫn thiết kế kết cấu thép đảm bảo khả năng chịu lực và an toàn sử dụng.
  • TCVN 2737:1995 – Quy định cách tính tải trọng như gió, trọng lượng, động đất tác động lên công trình.
  • TCVN 4091:1985 – Yêu cầu kỹ thuật trong gia công, lắp dựng và nghiệm thu kết cấu thép.
  • TCXDVN 170:2007 – Tiêu chuẩn gia công kết cấu thép trong công trình

Xem thêm: Tiêu chuẩn ASTM – Tiêu chuẩn kỹ thuật cho vật liệu thép lưu thông trên thị trường

6. Giá thi công nhà xưởng thép tiền chế tại TP.HCM

Chi phí xây dựng nhà thép tiền chế được xác định chính xác dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm quy mô và độ phức tạp của các hạng mục thi công, vị trí công trình và điều kiện môi trường xung quanh. Ngoài ra, đơn giá còn chịu ảnh hưởng bởi thời gian thi công và chất lượng vật liệu mà khách hàng lựa chọn.

Để có được báo giá chính xác nhất, doanh nghiệp nên liên hệ trực tiếp với các đơn vị thi công. Hoặc bạn có thể liên hệ với SUNTECH, chúng tôi sẽ đến khảo sát hiện trường, tư vấn và báo giá chi tiết cho bạn.

>> Tư vấn, báo giá thiết kế, xây dựng nhà xưởng

Liên hệ: