Phòng sạch là một không gian không thể thiếu tại nhiều nhà máy ở các nước phát triển. Dù ở Việt Nam, khái niệm này vẫn còn mới mẻ, nhưng nhiều nhà máy trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm, điện tử, mỹ phẩm và nhiều lĩnh vực khác đã áp dụng mô hình không gian sạch. Trong bài viết ngày hôm nay, SUNTECH sẽ giới thiệu về phòng sạch mỹ phẩm là gì và quy trình thiết kế, thi công phòng sạch mỹ phẩm sẽ diễn ra như thế nào nhé!
1. Phòng sạch mỹ phẩm là gì?
Mỹ phẩm là sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu làm đẹp của con người. Tuy nhiên, đây là sản phẩm dễ bị hư hỏng và ảnh hưởng bởi vi khuẩn do nguyên liệu thường được chiết xuất từ thiên nhiên. Do đó, việc đảm bảo vệ sinh và chất lượng trong quá trình sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Phòng sạch sản xuất mỹ phẩm là các phòng được thiết kế và xây dựng đặc biệt nhằm kiểm soát chặt chẽ các yếu tố môi trường như bụi bẩn, vi khuẩn, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất,… nhằm tạo ra môi trường sản xuất vô trùng an toàn cho các sản phẩm mỹ phẩm.
2. Vai trò của phòng sạch trong sản xuất mỹ phẩm
Phòng sạch không chỉ giúp kiểm soát vi khuẩn, hạn chế nguy cơ nhiễm chéo mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong quy trình sản xuất, cụ thể:
- Đáp ứng tiêu chuẩn GMP: Giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định về thực hành sản xuất tốt, đảm bảo mỹ phẩm và sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên đạt chuẩn chất lượng.
- Duy trì môi trường vô trùng: Hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, bảo vệ sự tinh khiết của sản phẩm trong quá trình sản xuất và đóng gói.
- Khẳng định cam kết về chất lượng: Tuân thủ các quy định của Bộ Y tế, nâng cao uy tín thương hiệu và tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
3. Tiêu chuẩn thi công phòng sạch mỹ phẩm
Một số tiêu chuẩn mà khi thi công phòng sạch mỹ phẩm cần tuân theo:
- ISO 14644: Tiêu chuẩn quốc tế về độ sạch của không khí trong phòng sạch.
- FED STD 209E: Tiêu chuẩn Hoa Kỳ về độ sạch của không khí trong phòng sạch.
- CGMP: Tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm, do Bộ Y tế Việt Nam quy định.
- ISO 22716: Tiêu chuẩn về thực hành sản xuất mỹ phẩm đạt yêu cầu.
Theo Nghị định 93/2016/NĐ-CP tại Việt Nam, các cơ sở sản xuất mỹ phẩm được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (CGMP-ASEAN) có thể sản xuất mỹ phẩm mà không cần làm thêm thủ tục xin cấp giấy phép khác như các cơ sở khác.
Cấp độ sạch phù hợp với từng loại mỹ phẩm (Tham khảo)
Loại sản phẩm | Yêu cầu cấp độ sạch (ISO) | Mức độ kiểm soát vi sinh |
Sản phẩm dạng kem, lotion | ISO 8 | Kiểm soát vi sinh ở mức trung bình |
Serum, tinh chất | ISO 7 | Yêu cầu môi trường gần vô trùng |
Dược mỹ phẩm, mỹ phẩm thiên nhiên | ISO 6 | Cần kiểm soát vi sinh nghiêm ngặt |
4. Quy định về vệ sinh phòng sạch trong ngành mỹ phẩm
Để đảm bảo môi trường sản xuất mỹ phẩm an toàn và chất lượng, cần tuân theo các quy định về vệ sinh phòng sạch. Dưới đây là một số quy định chính:
- Nhân viên: Cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân và mặc đồ bảo hộ để đảm bảo không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, nhằm bảo vệ chất lượng sản phẩm khỏi tạp nhiễm.
- Nhà xưởng: Phải có khu vực riêng để rửa và vệ sinh, hoàn toàn tách biệt với khu vực sản xuất. Đồng thời cần có kho để lưu giữ quần áo và đồ dùng cá nhân của nhân viên. Chất thải phải được thu gom định kỳ và đưa ra ngoài khu vực sản xuất vào các thùng phế thải tập kết.
- Trang thiết bị và máy móc: Phải được bảo quản và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo sạch sẽ trong phòng sạch.
- Quá trình sản xuất: Cần đảm bảo tiêu chuẩn cao trong việc lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào, đánh số lô sản phẩm, phân loại sản phẩm khô hoặc ướt, dán nhãn, đóng gói và kiểm tra sản phẩm thành phẩm.
- Kiểm tra chất lượng: Thiết lập các hệ thống kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo các sản phẩm được sản xuất theo đúng quy trình và tiêu chuẩn.
- Xử lý hóa chất: Hóa chất như diệt chuột, diệt côn trùng hay chống nấm mốc phải được xử lý một cách cẩn thận để tránh tạp nhiễm cho trang thiết bị sản xuất, nguyên liệu, bao bì hoặc sản phẩm thành phẩm.
5. Một số yêu cầu đối với phòng sạch sản xuất mỹ phẩm
Để hoạt động trong lĩnh vực mỹ phẩm, doanh nghiệp cần xây dựng nhà máy hoặc nhà xưởng đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về cơ sở vật chất, nhân sự và quản lý chất lượng.
- Cơ sở vật chất: Nhà xưởng phải được xây dựng ở vị trí lý tưởng và có diện tích phù hợp với quy mô sản xuất đã đăng ký. Cần có trang thiết bị hiện đại và phân khu vực rõ ràng.
- Hệ thống quản lý chất lượng: Cần thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm cuối để đảm bảo đạt chuẩn chất lượng. Cần thiết lập quy trình sản xuất chi tiết và hệ thống lưu trữ hồ sơ tài liệu đầy đủ. Đặc biệt, nguồn nước sử dụng phải tuân thủ các quy chuẩn về an toàn và vệ sinh thực phẩm.
- Nhân sự và chuyên môn: Các nhân viên phụ trách sản xuất mỹ phẩm cần có kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực như dược học, hóa học, sinh học,… để đảm bảo quản lý sản xuất hiệu quả và kiểm soát chất lượng sản phẩm.
6. Quy trình thi công phòng sạch mỹ phẩm đạt chuẩn GMP
Thi công phòng sạch mỹ phẩm đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn Thực hành sản xuất tốt để đảm bảo môi trường sản xuất an toàn, không bị nhiễm khuẩn và đạt chất lượng cao. Dưới đây là quy trình chuẩn hóa giúp doanh nghiệp đạt chuẩn GMP ngay từ giai đoạn thiết kế và thi công.
7. SUNTECH – Đơn vị thiết kế thi công phòng sạch mỹ phẩm
SUNTECH là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế và thi công phòng sạch sản xuất mỹ phẩm tại TP.HCM. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, SUNTECH đã thực hiện thành công nhiều dự án cho các doanh nghiệp lớn nhỏ trong ngành mỹ phẩm.
Tại sao nên chọn SUNTECH?
- Hơn 10 năm kinh nghiệm thiết kế & thi công phòng sạch mỹ phẩm đạt chuẩn GMP.
- Giải pháp tối ưu chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng & hiệu suất.
- Hỗ trợ xin chứng nhận G-MP & đào tạo SOP cho doanh nghiệp.
- Bảo hành & bảo trì dài hạn giúp duy trì hiệu suất hoạt động của phòng sạch.
SUNTECH đã tổng hợp thông tin về phòng sạch mỹ phẩm để giúp bạn có cái nhìn rõ hơn. Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc muốn tư vấn về thiết kế và thi công phòng sạch mỹ phẩm đạt chuẩn, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ.