Tổng quan về Hộp lọc Hepa phòng sạch

Trong hệ thống xử lý không khí phòng sạch cần phải có bộ lọc đầu cuối để giúp đảm bảo không khí đạt chuẩn trước khi được phân vào phòng. Trong đó, Hộp lọc Hepa là thiết bị được sử dụng phổ biến. Vậy thiết bị có cấu tạo như nào? Cách hoạt động? Và tiêu chí lựa chọn Bộ lọc gió Hepa? Cùng tìm hiểu ngay sau đây!

1. Hepa Box – Hộp lọc Hepa là gì?

Hepa Box (Hộp lọc Hepa) là thiết bị lọc khí đầu cuối trong hệ thống cấp khí sạch, đóng vai trò như cửa cấp khí trong phòng sạch.  Thiết bị này đảm bảo chất lượng không khí trong hệ thống điều hòa, đáp ứng các tiêu chuẩn GMP và ISO từ cấp độ sạch ISO 100 đến ISO 100.000 (A – D).

Hộp lọc Hepa phòng sạch
Hộp lọc Hepa phòng sạch

==> Tham khảo tư vấn Bộ lọc gió Hepa chất lượng cao!

Đặc điểm của Hepa Box

  • Mặt khuếch tán gió được thiết kế khác nhau tùy theo mục đích sử dụng.
  • Sử dụng bộ lọc khí Hepa có thể lọc tới 99.99% hạt bụi có kích cỡ 0.3 µm.
  • Có thể hoạt động được trong môi trường nhiệt độ thường và nhiệt độ cao.
  • Làm sạch không khí các phòng với những mức độ sạch khác nhau, khả năng phân phối luồng không khí tùy theo mức độ yêu cầu.
  • Được sử dụng để cung cấp không khí trên trần phòng sạch.
  • Có lợi thế về tính linh hoạt, xây dựng đơn giản và đầu tư thấp.

Màng lọc Hepa – Hepa Filter

Màng lọc Hepa là bộ phận cực kỳ quan trọng trong Hepa Box. Màng lọc này có khả năng loại bỏ hạt bụi có kích thước nhỏ (0,3 μm) với hiệu suất lọc đến 99,97%.

Xem thêm: Sự khác nhau giữa Bộ lọc Hepa và Bộ lọc ULPA

2. Cấu tạo chi tiết của Hộp lọc Hepa

Cấu tạo của Hepa Box sẽ được tùy chỉnh theo những yêu cầu đặc thù riêng biệt. Những yêu cầu này phụ thuộc vào cấp sạch của phòng sạch, nhằm đảm bảo hiệu quả lọc tối ưu. Cụ thể gồm một số chi tiết như hình sau:

Cấu tạo của Hộp lọc Hepa
Cấu tạo của Hộp lọc Hepa

3. Bộ lọc gió Hepa hoạt động như thế nào?

Hepa Box không thể tự tạo luồng khí do cấu tạo đơn giản, chỉ gồm hộp cấp và bộ lọc, không có quạt hay nguồn điện. Thiết bị này nhận không khí từ hệ thống cấp khí trung tâm, đi qua ống gió, van điều tiết, rồi vào hộp cấp gió và bộ lọc Hepa để loại bỏ bụi bẩn trước khi đưa vào phòng sạch.

4. Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng Hộp lọc Hepa

Ưu điểm

  • Kết cấu nhỏ gọn, có tính linh hoạt cao
  • Dễ dàng lắp đặt và bảo trì
  • Có khả năng ngăn chặn việc tạo ra các dòng khí xoáy

Nhược điểm

  • Không thể tự tạo luồng khí, cần phụ thuộc vào hệ thống cấp khí trung tâm
  • Không thể sử dụng cho các phòng sạch có cấp độ cao như ISO 100
  • Yêu cầu thay thế bộ lọc định kỳ

5. Tiêu chí lựa chọn Bộ lọc gió phù hợp

Việc lựa chọn bộ lọc gió còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và cấp độ sạch của phòng sạch. Dưới đây là các tiêu chí quan trọng cần xem xét:

  • Cấp độ sạch của phòng sạch: Phòng sạch ISO Class 100 – 100.000 hoặc tiêu chuẩn GMP A – D yêu cầu bộ lọc có hiệu suất lọc khác nhau.
  • Loại bộ lọc: Tùy vào hệ thống, có thể chọn Pre-filter (lọc thô), Medium filter (lọc trung gian), HEPA filter hoặc ULPA filter.
  • Lưu lượng và áp suất khí: Đảm bảo phù hợp với công suất vận hành của hệ thống HVAC.
  • Môi trường hoạt động: Với môi trường có độ ẩm cao hoặc hóa chất, nên chọn bộ lọc có vật liệu chống ăn mòn, bền vững.
  • Chứng nhận tiêu chuẩn: Đáp ứng các tiêu chuẩn ISO 14644-1, EN 1822, GMP, đảm bảo hiệu quả lọc và an toàn cho phòng sạch.

Để lựa chọn và thiết kế Hepa Box phù hợp, bạn nên tham khảo ý kiến từ các đơn vị chuyên nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về Hộp lọc Hepa!

Xem thêm: Hướng dẫn cách lắp đặt và bảo trì Hộp lọc Hepa