Panel phòng sạch đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn cách giữa không gian làm việc và không gian bên ngoài, tạo môi trường sạch sẽ và an toàn. Chúng thường được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực y tế, sản xuất dược phẩm, điện tử và các ngành công nghiệp đòi hỏi môi trường không khí tinh khiết. Vậy Panel phòng sạch có cấu tạo như nào và được phân loại ra sao? Cùng SUNTECH tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
1. Tổng quan về panel phòng sạch
Khái niệm
Panel phòng sạch là các tấm panel ghép lại với nhau. Các tấm này được sử dụng để tạo nên hệ thống sàn, vách, trần hoặc cửa trong phòng sạch. Giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các hạt bụi có kích thước nhỏ, âm thanh và các yếu tố khác từ môi trường bên ngoài vào bên trong phòng sạch.
Thuật ngữ “Panel” trong tiếng Anh có nghĩa là “tấm” hoặc “ván,” thường dùng để chỉ một loại vật liệu xây dựng thông dụng. Ngoài ra, panel còn được gọi là “Sandwich Panel” hay ‘tấm vách panel”.
Cấu tạo
Cấu tạo Panel có 2 phần chính:
- Phần lõi: Là lớp được làm từ vật liệu cách nhiệt, cách âm hoặc chống cháy như EPS, PU, PIR,…
- Hai lớp tôn kẹp: Hai lớp này được làm từ kẽm, inox,… được phủ sơn tĩnh điện, với nhiều màu sắc, có khả năng loại bỏ các tia UV, hạn chế vi sinh, nấm mốc.
Các lớp của tấm panel liên kết với nhau bằng cấu tạo ngàm, hoặc đinh vít.
2. Đâu là loại panel phòng sạch tốt nhất hiện nay?
Panel EPS
Đây là loại panel được cấu tạo từ nhựa EPS (Expand Polystyrene) – Nhựa Polystygene dãn nở. Loại panel này có khả năng cách âm và cách nhiệt hiệu quả, có 2 lớp tôn mạ kẽm phủ sơn tĩnh điện bên ngoài và kết hợp với các phụ kiện giúp tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho công trình. Panel EPS là loại panel được sử dụng phổ biến trong xây dựng nhà xưởng, bệnh viện, phòng thí nghiệm, nhà lắp ghép, thi công các kho lạnh và kho bảo quản.
Xem thêm: Panel EPS là gì? Ưu điểm của Panel EPS cách nhiệt
Panel RookWool, Glasswool
Đây là loại panel được làm từ lõi Rookwool hoặc Glasswool. Loại lõi này được tạo ra từ sợi thủy tinh tổng hợp, được chế tạo từ các nguyên liệu như đá, đất sét và xỉ,…Bông khoáng được sản xuất từ quặng đá Bazan và Dolomite nung chảy ở nhiệt độ cao. Sợi bông sau đó được ép thành tấm, cuộn, hoặc dạng ống, có khả năng cách nhiệt và cách âm. Những sản phẩm từ bông khoáng và bông thủy tinh có thể chịu nhiệt độ lên đến 850 độ C.
Xem thêm: Panel Rockwool – Panel bông khoáng là gì?
Panel PU
Đây là loại panel có lõi làm bằng foam Polyurethane (PU foam). Tấm panel PU có cấu trúc khép kín mật độ cao và kết cấu vững chắc. Vách ngăn PU được sản xuất từ 2 thành phần trong hệ nước, qua quá trình trương nở bám đều trên cả hai bề mặt tấm tôn cách nhiệt. Loại này phải dùng keo để dán các lớp lại với nhau.
Xem thêm: Đặc điểm của tấm Panel PU cách nhiệt mà bạn cần biết
Panel PIR
Đây là loại panel có lõi làm bằng Polyisocyanurate foam. Loại vật liệu này có hàm lượng methy diphenyl diisocyanate cao hơn so với foam polyurethane (PU foam). Do đó, PIR nhỉnh hơn so với PU về độ bền, khả năng cách nhiệt, khả năng chống nóng và khả năng chống cháy. Đặc biệt, PIR là sản phẩm xuất phát từ châu Âu và đạt được chứng chỉ chống cháy B2.
Xem thêm: Khái niệm, cấu tạo và ưu điểm nổi bật của Panel PIR
3. Tại sao nên dùng tấm panel cho phòng sạch?
Dưới đây là những lý do chính khiến Panel trở thành vật liệu lựa chọn cho xây dựng phòng sạch:
- Khả năng chịu tải lớn, tỷ trọng thấp, dễ dàng di dời và vận chuyển.
- Chi phí thi công thấp, thời gian thi công nhanh chóng.
- Độ bền cao, tái sử dụng, thân thiện với môi trường.
- Khả năng chịu nhiệt, chống nóng, cách âm tốt.
- Ngăn chặn sự xâm nhập của bụi bẩn, phấn hoa và các chất độc hại khác, giúp duy trì mức độ sạch sẽ của phòng.
- Đảm bảo hoạt động hiệu quả của hệ thống điều hòa không khí và HVAC, đáp ứng các tiêu chuẩn phòng sạch như GMP và các tiêu chuẩn cấp độ sạch khác.
- Ứng dụng rộng rãi trong nhiều nhà máy sản xuất bán dẫn, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, trung tâm nghiên cứu,…
4. Ứng dụng panel trong phòng sạch
Các tấm panel được ứng dụng rộng rãi trong việc xây dựng trần, vách ngăn và cửa sổ của phòng sạch. Ngoài ra, chúng còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như:
- Phòng sạch nghiên cứu, phát triển nông nghiệp, sinh học.
- Phòng cách ly, phòng vô trùng
- Phòng sạch sản xuất thuốc, thiết bị y tế
- Bảo quản thực phẩm, các chất phụ gia,…
- Phòng sạch nghiên cứu, sản xuất các vi mạch điện tử, điện tử bán dẫn.
5. Một số lưu ý khi sử dụng panel phòng sạch
Sau đây là các lưu ý về hạng mục thi công panel phòng sạch:
- Lựa chọn vách ngăn phù hợp với yêu cầu và ngân sách đầu tư.
- Đảm bảo thiết kế tính toán đúng với khả năng ảnh hưởng và chuẩn bị khối lượng cần thi công để tránh lãng phí.
- Thực hiện việc lắp đặt tấm panel theo hướng dẫn của nhà sản xuất vật liệu.
- Chuẩn bị bề mặt sàn gắn panel sao cho hoàn chỉnh và bằng phẳng.
- Sử dụng công cụ để đảm bảo việc lắp đặt thẳng hàng và khép kín, giữ cho công năng và kết cấu được đảm bảo.
- Chú ý đến kế hoạch lắp đặt các hệ thống như ống gió, HVAC và đường dây điện.
- Đảm bảo hệ thống cửa và lối thoát có gioăng cao su cách nhiệt để đảm bảo kín đáo.
- Chọn lựa hệ phụ kiện phù hợp với yêu cầu của môi trường sản xuất.
- Thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hiệu suất và độ bền của hệ thống.
Bài viết trên vừa tổng hợp cho bạn thông tin chi tiết về Panel phòng sạch. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn mua thiết bị panel phòng sạch, hãy liên hệ với SUNTECH để được hỗ trợ tư vấn miễn phí!
Xem thêm: Báo giá thi công panel trọn gói [2024]