Thiết kế Clean Booth – Phòng sạch di động sao cho chuẩn?

Clean Booth, hay phòng sạch di động, là giải pháp tối ưu cho các ngành yêu cầu môi trường vô trùng như dược phẩm, điện tử và thực phẩm. Để thiết kế Clean Booth chuẩn, cần đảm bảo hệ thống FFU, bộ lọc HEPA và hệ thống điều khiển hoạt động đồng bộ, tạo ra không gian sạch, an toàn. Việc lựa chọn vật liệu khung, rèm hay kính bao quanh, cùng các thiết bị chiếu sáng và điều khiển, phải đáp ứng tiêu chuẩn cao về độ bền, tính di động và hiệu suất. Trong bài viết dưới đây, SUNTECH sẽ hướng dẫn bạn cách thiết kế Clean Booth sao cho chuẩn. Cùng theo dõi nhé!

1. Một số những lưu ý trước khi thiết kế Clean Booth

Trước khi thiết kế Clean Booth, doanh nghiệp cần lưu ý một số yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo tính hiệu quả và đạt chuẩn về môi trường phòng sạch:

  • Xác định cấp độ sạch của Clean Booth (ISO 5,6,7,…) dựa trên tiêu chuẩn phòng sạch như ISO 14644 hoặc GMP.
  • Kích thước vừa phải, không quá nhỏ không quá lớn, tránh lãng phí năng lượng và tài nguyên.
  • Cần tìm hiểu rõ loại quy trình sản xuất, bởi mỗi ngành công nghiệp (dược phẩm, điện tử, thực phẩm) có những yêu cầu riêng biệt về kiểm soát môi trường và hạt bụi.
  • Lựa chọn hệ thống lọc khí phù hợp (HEPA hoặc ULPA) tùy thuộc vào cấp độ sạch mong muốn.
Doanh nghiệp cần xác định những yếu tố quan trọng khi thiết kế Clean Booth
Doanh nghiệp cần xác định những yếu tố quan trọng khi thiết kế Clean Booth
  • Cân nhắc giữa luồng khí một chiều hoặc tuần hoàn, tùy vào yêu cầu ứng dụng.
  • Trang bị hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và áp suất để duy trì điều kiện môi trường ổn định bên trong.
  • Lên kế hoạch về chi phí đầu tư ban đầu và khả năng bảo trì định kỳ. Bởi hệ thống thiết bị đòi hỏi việc bảo trì lọc khí, thiết bị đo lường và làm sạch thường xuyên để duy trì hiệu quả hoạt động.

2. Thiết kế Clean Booth sao cho chuẩn?

Thiết bị cần có khi thiết kế Clean Booth

Phòng sạch di động là môi trường làm việc được kiểm soát nghiêm ngặt về độ sạch, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều thiết bị chuyên dụng để đảm bảo điều kiện tối ưu. Dưới đây là những thiết bị cần thiết:

  • FFU (Fan Filter Unit) là thiết bị quan trọng nhất
  • Hệ thống lọc (Lọc thô, Lọc Hepa)
  • Hệ thống điều khiển (Điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, áp suất,…)
  • Hệ thống báo động (Báo cháy, báo rò rỉ khí,…)
  • Đèn chiếu sáng
  • Bàn làm việc
  • Ghế phòng sạch
  • Ổ cắm điện
  • Các thiết bị khác như tủ cấy, cân điện tử, máy hút chân không,…

Hướng dẫn thiết kế bên ngoài CleanBooth

Thiết kế bên ngoài CleanBooth không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất và độ bền của phòng sạch di động. Dưới đây là một số yếu tố cần lưu ý khi thiết kế Clean Booth:

  • Vật liệu cấu thành (Rèm dọc hoặc kính)

Được cấu tạo từ rèm dọc (PVC mềm) hoặc vách kính cường lực, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và yêu cầu về độ bền cũng như thẩm mỹ. Rèm dọc dễ lắp đặt, nhẹ và linh hoạt, trong khi kính cường lực tạo ra vẻ ngoài chắc chắn, sang trọng và bền vững. Tuy nhiên, vật liệu khác nhau sẽ dẫn đến sự chênh lệch về giá thành và chi phí duy trì.

  • Bánh xe đa năng di động

Phía dưới được trang bị bánh xe đa năng với khả năng di chuyển linh hoạt. Bánh xe có tính năng khóa, giúp cố định thiết bị tại vị trí mong muốn khi cần. Thiết kế này tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển gian phòng sạch di động đến các vị trí khác nhau trong quá trình sản xuất, đặc biệt là trong môi trường cần thay đổi thường xuyên.

Thiết kế Clean Booth đòi hỏi tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt
Thiết kế Clean Booth đòi hỏi tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt
  • Khung bằng nhôm công nghiệp, inox và nhựa phun vuông

Khung được làm từ nhôm công nghiệp, inox, hoặc nhựa phun vuông. Những vật liệu này không chỉ đảm bảo tính chắc chắn, chịu lực cao mà còn có đặc tính không gỉ, không bám bụi, dễ vệ sinh và có độ bền cao, tạo ra thiết kế đẹp mắt, hiện đại.

  • Chân đế chống ăn mòn và rỉ sét

Chân đế thường được làm bằng nhôm công nghiệp, inox vuông, hoặc sắt vuông nhiều lớp và được phủ sơn tĩnh điện để chống ăn mòn và rỉ sét. Các tấm kim loại như thép tấm cán nguội (A3) và thép không gỉ (SUS201, SUS304, SUS316) được sử dụng phổ biến cho nhà kho sạch, với độ dày từ 0,8 đến 1,5mm. Việc lựa chọn loại vật liệu và độ dày khác nhau sẽ ảnh hưởng đến giá thành cũng như chi phí đầu tư.

Hướng dẫn thiết kế bên trong Phòng sạch di dộng

Thiết kế bên trong phòng sạch di động đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác để đảm bảo môi trường làm việc sạch sẽ, đáp ứng các tiêu chuẩn về độ tinh khiết. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các yếu tố cần quan tâm khi thiết kế bên trong phòng sạch di động:

  • Mặt trên CleanBooth với FFU và hệ thống khí áp suất dương

Mặt trên của thiết bị được bao phủ bởi các Fan Filter Unit (FFU), hệ thống quạt và lọc khí. Các FFU giúp lọc không khí trước khi đưa vào không gian bên trong, duy trì độ sạch theo yêu cầu. Cùng với đó, hệ thống cấp khí áp suất dương được thiết kế để đảm bảo không khí bên ngoài không thể lọt vào, giữ không gian bên trong luôn trong trạng thái sạch.

  • Đèn phòng sạch

Đèn sử dụng trong phòng là đèn phòng sạch đặc biệt. Loại đèn này được thiết kế sao cho không tạo bụi trong quá trình vận hành. Ánh sáng từ đèn không chỉ đảm bảo điều kiện làm việc tốt mà còn không gây nhiễu loạn luồng khí hoặc tạo ra bụi, đảm bảo duy trì mức độ sạch bên trong.

Một số bản vẽ thiết kế Clean Booth
Một số bản vẽ thiết kế Clean Booth
  • Hộp điện điều khiển an toàn

Tích hợp hộp điện điều khiển, giúp người vận hành dễ dàng quản lý và điều chỉnh hệ thống. Hộp điện này không chỉ đảm bảo hoạt động trơn tru của hệ thống, mà còn cung cấp tính năng bảo vệ an toàn cho người sử dụng, giúp giảm thiểu rủi ro về điện.

  • Cấu trúc mô-đun dễ mở rộng

Thiết kế với cấu trúc mô-đun, giúp dễ dàng lắp đặt, cải tiến và mở rộng quy mô khi cần thiết. Hệ thống mô-đun này không chỉ thuận tiện trong việc nâng cấp mức độ sạch cục bộ, mà còn có khả năng tái sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư dài hạn.

3. Một số lưu ý khi sử dụng Phòng sạch di dộng

Trước khi sử dụng

  • Kiểm tra kỹ lưỡng phòng sạch di động trước khi sử dụng để đảm bảo không có hư hỏng nào.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp để nắm rõ cách vận hành và bảo trì.

Khi sử dụng

  • Tuân thủ các quy định an toàn và vệ sinh.
  • Mặc quần áo, mũ, khẩu trang phù hợp khi vào phòng sạch.
  • Giữ cho khu vực làm việc luôn gọn gàng và ngăn nắp.
  • Không mang các vật dụng không cần thiết.

Sau khi sử dụng

  • Vệ sinh phòng sạch di động sạch sẽ sau khi sử dụng.

Ngoài ra, cần lưu ý:

  • Bảo trì phòng sạch di động định kỳ theo hướng dẫn của nhà cung cấp.
  • Không để các vật dụng dễ cháy nổ trong phòng sạch.
  • Tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy trong phòng.

4. Phòng sạch truyền thống và Phòng sạch di động

Lựa chọn loại phòng sạch phù hợp là yếu tố then chốt để đảm bảo hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa chi phí. Mỗi loại phòng sạch sở hữu những ưu điểm và lợi ích riêng biệt, đáp ứng các nhu cầu khác nhau. Để đưa ra quyết định sáng suốt, hãy cùng khám phá bảng so sánh chi tiết dưới đây:

Tiêu chí Phòng sạch truyền thống Phòng sạch di động
Cấu trúc – Không gian rộng

– Phù hợp với phòng sạch có diện tích lớn hơn 300m2

– Không gian cục bộ và khép kín

– Phù hợp với phòng sạch có diện tích nhỏ hơn chục mét vuông hoặc vài chục mét vuông

Vật liệu cấu thành – Tấm panel chắc chắn

– Phụ kiện nhôm liên kết

– Khung làm từ thanh nhôm

– Rèm được làm bằng PVC, kính hoặc tấm chống tĩnh điện

Nguyên tắc làm việc – Không khí có nồng độ bụi cao sẽ được khuấy trộn và pha loãng

– Luồng không khí một chiều, cần tạo dòng chảy tầng, dòng khí 1 chiều (Laminar Flow)

– Không khí lọc được cấp từ trên xuống, tạo luồng khí đứng, đẩy không khí xuống dưới cùng và thải ra ngoài
Chi phí – Chi phí đầu tư cao – Chi phí chỉ bằng 40-60% chi phí xây dựng phòng sạch truyền thống
Mục đích – Phù hợp cho nhu cầu cao, yêu cầu khắt khe – Phù hợp để tạm thời và thay đổi
Thiết bị vận hành HVAC, AHU, HEPA, FFU, AIRSHOWER,…. – Chỉ cần FFU

Nếu bạn quan tâm hoặc có nhu cầu thiết kế Clean Booth (CleanBooth Design) hãy liên hệ SUNTECH để được tư vấn thêm hoặc gửi biểu mẫu cần tư vấn tại đây.