Những điều bạn cần biết về Tiêu chuẩn ASTM

Ngoài việc chọn nguyên vật liệu phù hợp, nhà sản xuất cần chú ý đến các đặc tính và tính chất cụ thể của thép để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng tốt nhất. Tiêu chuẩn ASTM cung cấp các quy định cụ thể giúp đánh giá chất lượng của cả công trình và vật liệu. Việc nắm vững và áp dụng đúng tiêu chuẩn này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và lựa chọn được mác thép phù hợp với công trình. Tìm hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn ngay tại bài viết dưới đây!

Những điều bạn cần biết về Tiêu chuẩn ASTM
Những điều bạn cần biết về Tiêu chuẩn ASTM

1. ASTM là gì? Hệ thống ASTM

ASTM được viết tắt từ cụm American Society for Testing and Materials, được hiểu là Hiệp hội thí nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ. Đây là một tổ chức quốc tế hướng dẫn và đề ra những tiêu chuẩn kỹ thuật cho các vật liệu, sản phẩm, hệ thống và dịch vụ được đồng thuận và tự nguyện.

Hiệp hội thí nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ được thành lập năm 1898, có trụ sở đặt tại West Conshohocken, Pennsylvania với chủ tịch hiệp hội là James A. Thomas.

Các tiêu chuẩn ASTM được ví như là “thước đo” để đánh giá và kiểm soát chất lượng của vật liệu, sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Tổ chức ASTM hiện có:

  • 140 nước tham gia
  • 13.000 tiêu chuẩn
  • 30.000 tình nguyện viên
  • 90.000 khách hàng

2. Tiêu chuẩn ASTM

Tiêu chuẩn ASTM bao gồm các thông tin kỹ thuật và các loại tiêu chuẩn trong nhiều lĩnh vực (địa chất, y tế, xây dựng, công nghiệp,…). Tiêu chuẩn ASTM đặt ra những yêu cầu, quy định về đánh giá và phân loại các tính chất vật lý, luyện kim, cơ khi, hóa học của các loại thép khác nhau.

Để đảm bảo sự an toàn, chất lượng và hiệu suất của sản phẩm và dịch vụ trên toàn cầu. ASTM International cần phải duy trì, cập nhật và phát triển các tiêu chuẩn mới để đáp ứng sự phát triển công nghệ và nhu cầu của ngành công nghiệp, xây dựng.

3. Tầm quan trọng của tiêu chuẩn ASTM trong xây dựng

Tiêu chuẩn ASTM là công cụ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp, nhà thầu, kỹ sư và kiến trúc sư trong việc đảm bảo tính nhất quán và chất lượng của nguyên vật liệu trong các dự án xây dựng. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn còn cung cấp hướng dẫn chi tiết để đánh giá và phân loại vật liệu, giúp tối ưu hóa quy trình xử lý và ứng dụng vật liệu, từ đó tăng hiệu suất, độ bền và giảm thiểu chi phí trong quá trình xây dựng và vận hành.

Logo tiêu chuẩn ASTM
Logo tiêu chuẩn ASTM

4. Phạm vi áp dụng

ASTM được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành công nghiệp khác nhau. Cụ thể:

  • Ngành xây dựng (thép, bê tông, vật liệu cách nhiệt,…)
  • Ngành sản xuất (thiết bị, máy móc, sản phẩm điện tử, linh kiện,…)
  • Y tế và môi trường (hóa chất, sản phẩm y tế,…)
  • Ngành ô tô (vật liệu, linh kiện ô tô,…)

5. 6 tiêu chuẩn chính trong ASTM

  • Các tiêu chuẩn về chủ đề thuật ngữ
  • Các tiêu chuẩn về chủ đề thực hành
  • Các tiêu chuẩn về chủ đề tính năng kỹ thuật
  • Các tiêu chuẩn về chủ đề phương pháp thử nghiệm & kiểm nghiệm
  • Các tiêu chuẩn về chủ đề hướng dẫn
  • Các tiêu chuẩn về chủ đề phân loại

6. 15 lĩnh vực trong cuốn sách “Annual Book of ASTM Standards”

Hiệp hội ASTM đã phát hành cuốn sách “Annual Book of ASTM Standards”, bao gồm 80 mục và được chia thành 15 lĩnh vực hoạt động khác nhau. Cụ thể:

  • Cao su
  • Xây dựng
  • Nhựa Plastics
  • Ngành dệt may
  • Dược phẩm và y tế
  • Điện tử và cách điện
  • Sản phẩm kim loại và hợp kim
  • Công nghệ môi trường và nước
  • Thiết bị và phương pháp nói chung
  • Dầu nhờn, dầu mỏ và nhiên liệu khoáng
  • Sơn, hợp chất phủ và hợp chất thơm
  • Năng lượng mặt trời và hạt nhân
  • Sắt và thép (mặt bích, đường ống, van công nghiệp,..)
Cuốn sách “Annual Book of ASTM Standards"
Cuốn sách “Annual Book of ASTM Standards”
  • Phân tích, đánh giá và kiểm tra hợp kim loại
  • Các sản phẩm đưa vào sử dụng cuối cùng và sản phẩm hóa học nói chung

7. 5 tiêu chuẩn ASTM phổ biến trong ngành xây dựng

Tiêu chuẩn ASTM A36

Tiêu chuẩn ASTM A36 yêu cầu thành phần thép phải chứa hợp kim thấp và cacbon, phải được sản xuất bằng phương pháp cán nóng để thép có khả năng tạo hình dễ dàng, tính bền kéo và khả năng hàn tốt. Thép A36 có đặc tính cơ học tốt, chi phí cũng rẻ hơn so với các loại thép khác. Vì vậy, thép A36 được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng như kho, nhà xưởng, nhà thép tiền chế,…

Xem thêm: Kết cấu thép trong nhà xưởng tiền chế

Tiêu chuẩn ASTM A53

Đây được xem là tiêu chuẩn quan trọng nhất của ASTM đối với ống thép chịu áp lực và nhiệt độ cao. Tiêu chuẩn đặc tả các yếu tố sau:

  • Chất lượng
  • Kích thước
  • Tính chất cơ học

Tiêu chuẩn ASTM A53 áp dụng cho ống thép mạ kẽm nhúng nóng hoặc ống thép đen liền mạch (hàn ở NPS 1/8 đến NPS 26). Thép A53 phải đạt tiêu chuẩn:

  • Thép hở
  • Xử lý bằng lò điện hoặc oxy cơ bản
  • Phải chứa các chất: cacbon, phốt pho, đồng, niken, mangan, lưu huỳnh, crom, molypden và vanadi
Thép A53
Thép A53

So với những tiêu chuẩn mác thép khác thì ASTM A53 được sử dụng nhiều hơn trong quá trình sản xuất, ngành công nghiệp, công trình xây dựng.

Tiêu chuẩn ASTM A105

Tiêu chuẩn ASTM A105 áp dụng cho chắc thép rèn 105 (thép phôi). Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật cao đối với thép rèn (sử dụng chế tạo linh kiện) dùng cho các đường ống và bồn chứa ở nhiệt độ môi trường cao. Thép A105 có độ bền cao, ít gỉ sét và chịu lực tốt.

Tiêu chuẩn ASTM A106

Tiêu chuẩn ASTM A106 áp dụng cho các loại ống thép đúc cacbon liền mạch. Ống thép A106 được sản xuất bằng thép cacbon để sử dụng trong môi trường có nhiệt độ và áp suất cao. Thép A106 có tính đặc thù cao nên được sử dụng phổ biến trong các đường ống dẫn dầu. Bên cạnh đó, ASTM A106 còn được áp dụng cho các ống thép đúc trong các công trình xây dựng khác như nhà thép tiền chế, nhà máy, kết cấu thép,…

Tiêu chuẩn ASTM A312

Tiêu chuẩn ASTM A312 quy định yêu cầu về kích thước, chất lượng, thành phần hóa học, cơ học. Tiêu chuẩn này chuyên dùng cho thép xây dựng và ống thép không gỉ Austenitic. Các loại ống thép không gỉ bao gồm:

  • Ống thép đúc không gỉ (Seamless)
  • Ống thép hàn không gỉ (Straight seam welded)
  • Ống thép không gỉ hàn cực lạnh (Heavily cold welded)
Thép A312
Thép A312

Nhờ vào đặc tính không gỉ, thép A312 được sử dụng rộng rãi trong các đường ống nước trong khu công nghiệp, hệ thống cấp thoát nước,..

8. Sự khác nhau giữa ISO và ASTM

ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế) và ASTM (Hiệp hội Vật liệu và thử nghiệm Mỹ) là hai tổ chức tiêu chuẩn quốc tế quan trọng, nhưng có một số điểm khác nhau quan trọng:

TIÊU CHÍ ISO ASTM
Nguồn gốc Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) Hiệp hội Vật liệu và Thử nghiệm Hoa Kỳ (ASTM)
Phạm vi Toàn cầu, đa ngành công nghiệp Chủ yếu tại Hoa kỳ, tập trung vào ngành công nghiệp xây dựng và kỹ thuật
Lợi ích Nâng cao hiệu suất, tăng khả năng cạnh tranh Đảm bảo chất lượng, độ an toàn và tính đồng nhất của sản phẩm
Nội dung Đặt ra hướng dẫn, yêu cầu cho các quy trình kinh doanh (quản lý chất lượng, quản lý môi trường,…). Hiện có 23.000 tiêu chuẩn Tập trung vào việc phát triển các tiêu chuẩn kỹ thuật cho vật liệu, sản phẩm và dịch vụ. Hiện có 13.000 tiêu chuẩn

Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đọc đã nắm được thông tin về ASTM là gì, những tiêu chuẩn ASTM phổ biến trong xây dựng. Nếu bạn có nhu cầu xây dựng nhà xưởng, nhà máy đạt chuẩn, hãy liên hệ với SUNTECH để được hỗ trợ tư vấn. SUNTECH chân thành cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian theo dõi vài viết!

Xem thêm: Tư vấn, thiết kế và xây dựng nhà xưởng HCM [2024]