Trong bối cảnh toàn cầu hóa chuỗi cung ứng và sự gia tăng yêu cầu về an toàn thực phẩm, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và phân phối đang dần chuyển mình theo những tiêu chuẩn quốc tế. Một trong những chứng nhận được quan tâm hàng đầu hiện nay là BRCGS. Vậy, BRCGS là gì? Lợi ích mà tiêu chuẩn mang lại cho doanh nghiệp? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
1. BRC và BRCGS là gì?
BRC (British Retail Consortium) – Hiệp hội các nhà bán lẻ tại Anh, được thành lập năm 1996 nhằm thiết lập các tiêu chuẩn về an toàn, chất lượng thực phẩm trong chuỗi cung ứng. Tổ chức này hướng tới việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Thông qua việc ban hành các giao thức và hướng dẫn cụ thể như cung cấp thông tin về thực phẩm, các đánh giá cơ bản về ngành hàng mà các nhà bán lẻ đang kinh doanh.
Năm 2019, BRC đổi logo và tên thương hiệu thành BRCGS (Brand Reputation through Compliance Global Standards) nhằm khẳng định phạm vi áp dụng toàn cầu và tính hệ thống của các tiêu chuẩn.
Sự khác biệt giữa BRC và BRCGS là gì?
- BRC là tên của tổ chức – British Retail Consortium – đơn vị xây dựng và phát triển các tiêu chuẩn.
- BRCGS là tên gọi của hệ thống tiêu chuẩn do BRC phát triển (BRC Global Standards). Khi doanh nghiệp đề cập đến việc đạt chứng nhận “BRCGS”, điều đó có nghĩa là họ đang áp dụng các tiêu chuẩn này để đạt chứng nhận về an toàn thực phẩm, bao bì, hoặc các lĩnh vực liên quan.
Tuy khác biệt về bản chất, nhưng trong thực tế, khi nói đến chứng nhận BRC hoặc BRCGS, người ta thường hiểu đó là một – chỉ hệ thống tiêu chuẩn được công nhận và áp dụng để đảm bảo an toàn, chất lượng trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
2. Tiêu chuẩn BRCGS
Tiêu chuẩn BRCGS (BRC Global Standards) là bộ tiêu chuẩn toàn cầu do Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc phát triển, nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng trong chuỗi cung ứng thực phẩm và các ngành liên quan. Được công nhận là chuẩn mực toàn cầu trong ngành sản xuất thực phẩm.
Tiêu chuẩn này kiểm soát quy trình từ nguyên liệu đầu vào, qua chế biến, đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng, bao gồm các yếu tố như an toàn thực phẩm, bao bì, phân phối, lưu kho và môi giới.
Tính đến nay, BRCGS FOOD đã được triển khai tại hơn 22.000 cơ sở ở 130 quốc gia, và được công nhận bởi 70% nhà bán lẻ hàng đầu cùng 60% chuỗi nhà hàng lớn trên toàn cầu. Tiêu chuẩn này được đánh giá là một trong những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm toàn cầu được sử dụng rộng rãi, cùng với các hệ thống khác như HACCP, FSSC 22000, ISO 22000,…
Đối tượng cần áp dụng
- Các cơ sở, công ty, nhà máy sản xuất, chế biến và đóng gói thực phẩm
- Các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường EU và Mỹ
Tuy nhiên, tiêu chuẩn BRC không áp dụng cho các hoạt động bán sỉ, nhập khẩu, phân phối hoặc tồn trữ ngoài sự kiểm soát của công ty.
Phạm vi hoạt động của BRCGS là gì?
Tiêu chuẩn BRCGS FOOD liên quan đến các vấn đề sau:
- An toàn vệ sinh thực phẩm.
- Chất lượng và bao bì sản phẩm.
- Quá trình bảo quản và phân phối.
- Chất lượng sản phẩm tiêu dùng.
- Đại lý và môi giới.
- Bán lẻ và sản phẩm Gluten-free (không chứa protein từ mì, gạo và các loại ngũ cốc khác).
Phiên bản mới nhất của BRCGS FOOD
Kể từ năm 1998 đến nay, BRC đã trải qua 9 lần sửa đổi với 9 phiên bản, trong đó bản sửa đổi gần nhất được thực hiện vào tháng 8 năm 2022 và vẫn đang được áp dụng cho đến hiện tại. Phiên bản này nhấn mạnh các yếu tố như HACCP, truy xuất nguồn gốc, phòng chống gian lận thực phẩm và phát triển văn hóa an toàn thực phẩm.
Chứng nhận theo BRC phiên bản 9 bắt đầu được thực hiện từ ngày 01/02/2023. Các cơ sở đã chứng nhận theo phiên bản 8 (khoảng 30.000 địa điểm trên toàn cầu) có thời gian 6 tháng để chuyển đổi và chuẩn bị theo yêu cầu của phiên bản mới.
3. Chứng nhận BRCGS
Chứng nhận BRC là tài liệu xác nhận rằng doanh nghiệp đã thực hiện đúng các yêu cầu về quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm. Đây cũng là minh chứng cho việc doanh nghiệp tuân thủ trách nhiệm pháp lý, bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi có sự cố xảy ra.
Chứng nhận BRCGS được xây dựng dựa trên nguyên tắc CODEX trong hệ thống HACCP, tập trung vào việc kiểm soát toàn diện các quy trình sản xuất nhằm phát hiện và giảm thiểu rủi ro an toàn thực phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đáp ứng thêm nhiều tiêu chí bắt buộc khác để đủ điều kiện đạt chứng nhận.
Các loại chứng chỉ BRC
- BRCGS Food Safety (An toàn thực phẩm): Áp dụng cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm, giúp đảm bảo sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn được GFSI công nhận.
- BRCGS Packaging Materials (Bao bì): Dành cho nhà sản xuất bao bì thực phẩm, yêu cầu đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt về vệ sinh và an toàn bao bì. Được GFSI công nhận đầu tiên trong lĩnh vực bao bì.
- BRCGS Storage and Distribution (Lưu trữ và phân phối): Áp dụng cho doanh nghiệp kho vận, nhằm kiểm soát quá trình bảo quản và vận chuyển hàng hóa theo chuẩn quốc tế.
Trong số đó, BRCGS Food Safety là loại chứng nhận được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam.
Lợi ích khi đạt chứng nhận BRCSG là gì?
- Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm.
- Giảm thiểu rủi ro xảy ra sự cố và thu hồi sản phẩm.
- Tăng độ tin cậy từ khách hàng, đối tác và người tiêu dùng.
- Được công nhận bởi tổ chức Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI)
- Tăng cơ hội xuất khẩu và hỗ trợ tiếp cận thị trường khó tính như Anh, Đức, Pháp
- Đáp ứng yêu cầu của nhiều nhà bán lẻ và chuỗi cung ứng lớn.
- Cải thiện năng suất và giảm sai lỗi trong quá trình sản xuất.
- Thể hiện cam kết liên tục cải tiến và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Yêu cầu cơ bản khi tham gia chứng nhận BRC
Để đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm toàn cầu, doanh nghiệp cần thực hiện:
- Áp dụng và thực hiện HACCP để phân tích các mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn.
- Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả và được văn bản hóa.
- Kiểm soát và giám sát các tiêu chuẩn môi trường, quy trình sản xuất và đội ngũ lao động.
Quy trình đánh giá chứng nhận BRCGS – FOOD
Để đạt chứng nhận BRCGS, doanh nghiệp phải trải qua các bước đánh giá gồm tự đánh giá nội bộ, đánh giá từ bên thứ hai và bên thứ ba. Ngoài ra, doanh nghiệp cần thu thập phản hồi từ khách hàng, đánh giá các chỉ số, rủi ro và các biện pháp khắc phục thích hợp. Doanh nghiệp cũng phải áp dụng hệ thống HACCP để đảm bảo tính tuân thủ và cải tiến liên tục quy trình quản lý chất lượng.
Bên dạnh đó, việc cung cấp thông tin khoa học và các phương pháp sản xuất hiện đại sẽ giúp nâng cao khả năng được chứng nhận. Các tiêu chuẩn về nhân lực cũng cần được xem xét kỹ lưỡng.
Chứng nhận BRC có hiệu lực trong bao lâu?
Chứng nhận BRC về an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian từ 6 đến 12 tháng, tùy vào mức độ tuân thủ của doanh nghiệp. Sau quá trình đánh giá, tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ cho doanh nghiệp theo các cấp độ từ AA (cao nhất) đến D. Cụ thể:
- Chứng chỉ AA, A, B: Có hiệu lực trong vòng 12 tháng.
- Chứng chỉ C: Chỉ có hiệu lực trong 6 tháng.
- Chứng chỉ D: Không được cấp chứng nhận nếu doanh nghiệp đạt mức đánh giá này.
Sau khi hết hạn chứng nhận, doanh nghiệp cần đăng ký đánh giá tái chứng nhận để duy trì chứng chỉ. Đánh giá lại sẽ được tiến hành tương tự như lần đầu và chứng chỉ cấp lại sẽ có hiệu lực trong 6 hoặc 12 tháng tùy vào kết quả đánh giá.
Xem thêm: Vai trò phòng sạch trong thực phẩm