Với những ưu điểm vượt trội về độ bền và tính chất cơ học, kết cấu thép ngày càng được sử dụng phổ biến trong xây dựng, trong các công trình yêu cầu nhịp tải cao như nhà xưởng thép tiền chế. Cùng SUNTECH tìm hiểu về những ưu điểm cũng như ứng dụng của kết cấu thép ngay tại bài viết dưới đây nhé!
1. Kết cấu thép trong xây dựng
Kết cấu thép được cấu tạo từ thép và là kết cấu chịu lực chính của các công trình xây dựng. Thép có khả năng chịu lực cao giúp giảm thiểu nguyên liệu cũng như tăng độ chắc chắn cho kết cấu. Nhờ đặc tính trên, kết cấu thép được sử dụng phổ biến trong các công trình có quy mô lớn như nhà thép tiền chế.
2. Một số loại kết cấu thép được sử dụng phổ biến
Dưới đây là các loại kết cấu thép được sử dụng phổ biến trong xây dựng:
- Kết cấu khung thép: Kết cấu này bao gồm các cột thép đứng thẳng, dầm thép ngang và các kết nối thép giúp kiên kết các chi tiết lại với nhau. Những dầm và cột này được liên kết với nhau bằng liên kết hàn hoặc bắt vít, tạo thành khung thép vững chắc và ổn định.
- Kết cấu khung kèo thép: Kết cấu khung kèo thép sử dụng một chuỗi các hình tam giác được nối với nhau, nhằm phân phối trọng lượng đều trên toàn bộ cấu trúc. Loại kết cấu này thường được sử dụng để xây mái nhà hoặc các công trình cần có nhịp dài như cầu.
- Kết cấu mái vòm thép: Là một dạng cấu trúc thép có hình dạng vòm, có mô men uốn nhỏ hơn so với cấu trúc dầm và khung, giúp tiết kiệm nguyên vật liệu. Nhờ tính thẩm mỹ cao và chịu lực tốt, kết cấu này thường được sử dụng cho các công trình như triển lãm, bể bơi, nhà thi đấu,…
3. Thiết kế kết cấu thép cho nhà xưởng
Nhà thầu cần tính toán, thiết kế kết cấu thép một cách kỹ lưỡng và chính xác để tránh các sai sót có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Trước khi tiến hành thiết kế, nhà thầu cần xác định được mục đích sử dụng, sơ đồ kết cấu nhà xưởng, xác định được tải trọng tác động lên kết cấu,… Sau đó tiến hành tính toán các thông số như trọng lượng, độ dài, cường độ kéo, chịu lực,.. để đảm bảo thiết kế đạt được yêu cầu về tính chất cơ học. Đồng thời, cũng cần lưu ý đến các yếu tố như độ bền, độ uốn, độ lún, độ dao động,…để đảm bảo kết cấu có thể chịu được tải trọng một cách an toàn.
Các yếu tố kỹ thuật cũng cần được xem xét khi tính toán và thiết kế kết cấu nhà xưởng, bao gồm khoảng cách giữa các cấu kiện, kết cấu liên kết giữa các cấu kiện, chiều dày của vật liệu,…
Xem thêm: Tư vấn, thiết kế và xây dựng nhà xưởng HCM [2024]
4. Kiểm tra chất lượng kết cấu thép trong nhà xưởng
Việc kiểm tra chất lượng kết cấu thép trong nhà xưởng là rất quan trọng để đảm bảo tính chất cơ học và độ bền của công trình. Các bước kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công và sau khi hoàn thành công trình bao gồm:
- Kiểm tra trước khi sử dụng: Người thi công cần kiểm tra vật liệu trước khi sử dụng để đảm bảo tính chất cơ học và bề mặt của thép không bị lỗi hay mài mòn.
- Kiểm tra trong quá trình lắp đặt: Trong quá trình lắp đặt, cần kiểm tra tính chất cơ học của kết cấu nhà xưởng bằng cách sử dụng các dụng cụ đo đạc như thước đo, máy đo và cân bằng để đảm bảo độ chính xác và độ bền của kết cấu.
- Kiểm tra sau khi hoàn thành: Sau khi hoàn thành công trình, cần thực hiện kiểm tra độ bền và độ chính xác của kết cấu theo các tiêu chuẩn và quy định của ngành xây dựng. Nếu phát hiện có lỗi hoặc sai sót, cần khắc phục và sửa chữa ngay để đảm bảo tính an toàn và độ bền của công trình.
Thép trong kết cấu thép phải đạt các tiêu chuẩn sau
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1651-1:2018
- Tiêu chuẩn Việt Nam 1811: 2009
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6287:1997
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7937-1-2013
- Tiêu chuẩn Hoa Kỳ 510 – 07
- Tiêu chuẩn Hoa Kỳ ASTM E1329
- Tiêu chuẩn Nhật Bản JIS 3112-2010
- Tiêu chuẩn Nhật Bản JIS Z 2248_2006
- Tiêu chuẩn Nhật Bản JIS Z 2281_2011
Xem thêm: QS trong xây dựng là gì? Vai trò của kỹ sư dự toán
5. Kết cấu thép có những ưu điểm gì?
- Khả năng chịu lực tốt: Thép sở hữu độ bền cao, có thể chịu tải trọng lớn, thích hợp cho các công trình có quy mô lớn và yêu cầu cao về khả năng chịu lực.
- Tính linh hoạt: Dễ dàng gia công, chế tạo thành nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh đó, loại kết câu này có thể tháo dỡ và lắp dựng lại một cách dễ dàng, thuận tiện cho việc sửa chữa, thay đổi hoặc di dời công trình.
- Độ bền cao: Khả năng chống chịu tốt với các tác động từ môi trường như: mưa, nắng, gió, axit, kiềm,…Tuổi thọ sử dụng của kết cấu thép có thể lên đến hàng chục năm, thậm chí là hàng trăm năm nếu được bảo dưỡng tốt.
- Thi công nhanh chóng: Vì chỉ cần lắp ghép các cấu kiện thép lại với nhau, nên quá trình thi công kết cấu thép diễn ra nhanh chóng, đơn giản hơn so với các loại kết cấu khác, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công.
- Tính thẩm mỹ: Bề mặt thép có thể được sơn phủ hoặc mạ kẽm để tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho công trình.
- Tiết kiệm chi phí: Kết cấu thép có thể tái sử dụng nhiều lần, giúp giảm thiểu chi phí cho việc sửa chữa và thay thế. Ngoài ra, sử dụng kết cấu này ít tốn nguyên liệu, tối ưu được chi phí vật liệu đầu vào.
- Thân thiện với môi trường: Thép có thể tái chế được, giúp giảm thiểu rác thải xây dựng và bảo vệ môi trường. Đồng thời, việc sử dụng kết cấu thép giúp giảm thiểu lượng khí thải CO2 so với các loại kết cấu khác.
6. Kết cấu thép trong nhà xưởng tiền chế
Kết cấu thép trong nhà xưởng tiền chế là một hệ khung chịu lực chính cho cả công trình. Hệ thống này bao gồm các thành phần như cột, dầm, hệ giằng, được liên kết chặt chẽ với nhau bằng bu lông, hàn hoặc đinh vít. Nhờ vào kết cấu thép này, nhà xưởng tiền chế có khả năng chịu tải trọng cao, đảm bảo tính bền vững và an toàn trong quá trình sử dụng.
Xem thêm: EPC là gì? Làm thế nào để lựa chọn được tổng thầu EPC phù hợp?
7. Quy trình thi công kết cấu nhà xưởng từ thép
Quy trình thi công kết cấu nhà xưởng bằng thép tại SUNTECH được chia làm các giai đoạn sau:
- Thiết kế kết cấu: Đội ngũ kỹ sư của SUNTECH sẽ tính toán và thiết kế kết cấu nhà xưởng bằng thép, đảm bảo tính chất cơ học và kinh tế cho công trình.
- Chuẩn bị vật tư: Sau khi thiết kế được phê duyệt, SUNTECH sẽ tiến hành chuẩn bị vật tư để bắt đầu thi công. Việc này bao gồm đặt hàng và vận chuyển thép từ nhà máy tới công trình.
- Thi công móng: Giai đoạn này bao gồm đào đất, san lấp và đổ bê tông để tạo nền móng cho nhà xưởng.
- Lắp dựng khung xương: Sau khi móng đã hoàn thành, tiến hành lắp dựng khung xương bằng thép theo thiết kế đã được phê duyệt.
- Hoàn thiện bề mặt: Tiến hành lắp đặt tôn và các vật liệu hoàn thiện khác như kính, cửa, vách,…
Quy trình này có thể có sự thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu và thiết kế của từng công trình cụ thể. Tuy nhiên, quy trình trên sẽ đảm bảo tính chất cơ học và độ bền của kết cấu nhà xưởng. SUNTECH tự hào là đơn vị thi công nhà xưởng thép uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư giàu kinh nghiệm cùng đội ngũ thợ thi công tay nghề cao, SUNTECH luôn cam kết mang đến cho khách hàng những công trình chất lượng cao, an toàn và bền vững. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí!