QS trong xây dựng là gì? Vai trò của kỹ sư dự toán

Việc kiểm soát chi phí đóng vai trò then chốt trong sự thành công của một dự án. Vượt quá ngân sách không chỉ ảnh hưởng đến chủ đầu tư mà còn ảnh hưởng đến các bên liên quan và chất lượng công trình. Kỹ sư QS có thể giúp các nhà thầu giải quyết vấn đề trên bằng cách đánh giá, quản lý và kiểm soát chi phí để đảm bảo dự án diễn ra một cách hiệu quả và bền vững. Hãy cùng SUNTECH khám phá sâu hơn về vai trò và nhiệm vụ của kỹ sư QS trong quá trình xây dựng ngay tại bài viết này!

QS trong xây dựng là gì? Vai trò của kỹ sư dự toán
QS trong xây dựng là gì? Vai trò của kỹ sư dự toán

1. QS trong xây dựng là gì?

QS viết tắt của “Quantity Surveyor” hay còn gọi là “Kỹ sư dự toán”. Vị trí này chịu trách nhiệm dự toán ước tính và kiểm soát chi phí cho các dự án xây dựng, đảm bảo rằng các công trình tuân thủ các tiêu chuẩn về pháp lý và chất lượng. Họ tham gia từ giai đoạn lập kế hoạch đến hoàn thành dự án và có thể làm việc tại nhiều tổ chức khác nhau như nhà thầu, công ty tư vấn giám sát, hoặc ban quản lý dự án.

2. Kỹ sư QS có vai trò gì trong xây dựng?

Trong lĩnh vực xây dựng, Kỹ sư QS chịu trách nhiệm trong việc lập dự toán và kiểm soát chi phí, đảm bảo dự án không vượt quá ngân sách được đề ra. Ngoài ra, họ cũng là những chuyên gia hàng đầu trong việc tham gia đấu thầu, đàm phán hợp đồng và quản lý hợp đồng, nhằm đảm bảo tiến độ công việc tuân thủ đúng kế hoạch đã được thiết lập trước đó.

3. Nhiệm vụ của kỹ sư QS xây dựng

Công việc của kỹ sư dự toán thường được điều chỉnh tùy thuộc vào bộ phận làm việc cụ thể trong ngành xây dựng. Trong mỗi bộ phận, họ đảm nhận những trách nhiệm khác nhau nhưng vẫn phục vụ một mục tiêu chung là đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong việc ước lượng và kiểm soát chi phí của dự án.

Làm việc với nhà thầu thi công

  • Dự toán chi phí, lập báo giá cho dự án và tham gia vào quá trình xây dựng hồ sơ đấu thầu
  • Kiểm tra hồ sơ thầu để đưa ra chi phí thi công và lên kế hoạch thi công, đưa ra phương án phù hợp (bao gồm cả chi phí và thời gian dự kiến)
  • Theo dõi tiến độ dự án, đảm bảo các hạng mục được thực hiện đúng theo kế hoạch trước đó
  • Quản lý chi phí, đưa ra các biện pháp hợp lý để giảm thiểu chi phí và tăng hiệu quả công việc
  • Kiểm tra và thanh toán cho nhà thầu, đơn vị liên quan đến dự án
Nhiệm vụ của Kỹ sư QS khi làm việc với nhà thầu
Nhiệm vụ của Kỹ sư QS khi làm việc với nhà thầu

Làm việc với ban quản lý

  • Dựa vào mục tiêu và yêu cầu của chủ đầu tư để đưa ra chi phí tổng thể cho dự án
  • Xây dựng kế hoạch, dự toán các chi phí cụ thể để quản lý chi tiêu
  • Theo dõi và báo cáo tiến độ chi tiêu, phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh
  • Theo dõi và đánh giá các tác động của đề xuất, xem có thay đổi đến ngân sách của dự án hay không
  • Tiến hành đấu thầu, giúp Ban quản lý chọn được nhà thầu phù hợp
  • Lập hợp đồng với nhà thầu, kiểm tra và rà soát các điều khoản để đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng về các điều khoản liên quan đến chi phí

4. Những yếu tố của một kỹ sư QS xây dựng giỏi

Kiến thức chuyên môn

  • Nắm vững kiến thức về dự toán, lập dự toán, quản lý chi phí dự án: Đây là yếu tố quan trọng nhất một kỹ sư QS. Bạn cần có khả năng dự toán chính xác chi phí cho các hạng mục công trình, cũng như theo dõi và quản lý chi phí trong suốt quá trình thi công.
  • Hiểu biết về các quy định, luật lệ trong lĩnh vực xây dựng: Bao gồm luật đấu thầu, luật xây dựng, luật quản lý dự án,…
  • Có kiến thức về kỹ thuật thi công: Kỹ sư QS cần có kiến thức cơ bản về kỹ thuật thi công để có thể đánh giá khối lượng công việc, kiểm tra chất lượng thi công và nghiệm thu công trình.

Kỹ năng mềm

  • Kỹ năng giao tiếp và đàm phán: Kỹ sư QS thường xuyên phải giao tiếp với các bên liên quan trong dự án, bao gồm chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát,…Bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt, trình bày rõ ràng và thuyết phục.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Kỹ sư QS thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Chính vì vậy, bạn cần có khả năng phân tích vấn đề, đưa ra giải pháp và tổ chức thực hiện giải pháp hiệu quả.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ sư dự toán thường làm việc trong môi trường nhóm với các chuyên gia khác trong dự án. Do vậy, khả năng phối hợp, hợp tác và làm việc nhóm là một trong những yếu tố cần có của kỹ sư dự toán.

Kỹ năng sử dụng công cụ và phần mềm

  • Kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm dự toán, lập dự toán, quản lý chi phí: Kỹ năng này giúp bạn thực hiện công việc nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
  • Kỹ năng sử dụng các phần mềm văn phòng: Bao gồm như Word, Excel, PowerPoint để soạn thảo văn bản, báo cáo, thuyết trình,…

Kinh nghiệm thực tế

Kinh nghiệm làm việc trong các ngành Xây dựng, Quản lý,…là một trong những yếu tố cần thiết nhất của một kỹ sư QS xây dựng giỏi. Từ việc tham gia vào các dự án xây dựng đến quản lý tài nguyên và giải quyết các vấn đề hàng ngày, kinh nghiệm thực tế giúp các kỹ sư hiểu rõ hơn về các quy trình dự toán cụ thể và áp dụng kiến thức một cách linh hoạt và hiệu quả.

Những yếu tố của một kỹ sư QS xây dựng giỏi
Những yếu tố của một kỹ sư QS xây dựng giỏi

Thái độ

Với khối lượng công việc lớn và áp lực cao, kỹ sư dự toán cần phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ và chịu đựng được áp lực trong công việc hàng ngày. Một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra ảnh hưởng lớn đối với tiến trình xây dựng của một dự án.

5. Phân biệt QS, QC và QA

Điểm giống nhau của cả QS, QA và QC là họ đều tập trung vào việc đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ trong lĩnh vực của mình. Tuy nhiên mỗi vị trí sẽ có vai trò và mục tiêu khác nhau. Cụ thể:

Tiêu chí QS (Quantity Surveyor) QC (Quantity Control) QA (Quantity Assuarance)
Vai trò Dự toán và kiểm soát chi phí xây dựng Kiểm soát chất lượng của công trình Cam kết và đảm bảo kết quả cuối cùng
Mục tiêu Đảm bảo chi phí hợp lý Đảm bảo chất lượng của sản phẩm trong quá trình xây dựng Đảm bảo chất lượng kết quả xây dựng đáp ứng đúng yêu cầu đề ra

Để đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ dự án, thì kỹ sư QS cần phải có nhiều kỹ năng khác nhau. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về vai trò và nhiệm vụ của kỹ sư dự toán. Chúc bạn thành công trên con đường trở thành một kỹ sư dự toán giỏi. SUNTECH cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này!

Xem thêm: