Khi một doanh nghiệp bắt đầu triển khai một dự án xây dựng, việc lập kế hoạch, đưa ra quyết định chính xác và có tài liệu đầy đủ là rất quan trọng để đảm bảo hiệu suất và chi phí được ước tính một cách chính xác. MEP (Mechanical, Electrical và Plumbing) có thể giúp bạn trong việc này. Vậy MEP là gì? Hệ thống MEP hoạt động như thế nào? Và kỹ năng cần thiết của một kỹ sư MEP là gì? Tất cả những thắc mắc này sẽ được SUNTECH giải đáp trong bài viết dưới đây!
MEP là gì?
MEP là gì? MEP được viết tắt bởi cụm từ Mechanical Electrical Plumbing. Thuật ngữ này đề cập đến việc thiết kế, cung cấp và lắp đặt các hạng mục liên quan đến cơ khí, điện và hệ thống nước trong các công trình với mục đích phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người. MEP được hiểu như sau:
- Mechanical: Hệ thống sưởi, thông gió, điều hòa không khí (HVAC),…
- Electrical: Hệ thống điện, ánh sáng, thông tin tiên lạc, cấp nguồn,…
- Plumbing: Hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống chữa cháy, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống thủy lợi,…
Xem thêm: HVAC là gì? Thành phần cấu tạo và nguyên lý vận hành
Hệ thống MEP
Hệ thống MEP bao gồm 4 hạng mục:
- Hệ thống thông gió, điều hòa không khí (HVAC)
- Hệ thống thoát nước và thiết bị vệ sinh
- Hệ thống điện
- Hệ thống báo cháy và PCCC
Hệ thống điện được xem là năng lượng chính cho toàn bộ hệ thống của công trình, hệ thống này chiến 45-65% khối lượng công trình, có những công lên đến 75-80%. Phần điện được chia thành 2 hạng mục: điện nặng và điện nhẹ.
Điện nặng trong hệ thống MEP
Hệ thống điện nặng được xem là nguồn điện chính cung cấp năng lượng cho toàn bộ công trình. Bao gồm các thành phần như:
- Tủ và đường dây trung thế
- Máy biến áp 24kV/0.4kV
- Các tủ đóng chính (MSB)
Chức năng:
- Cung cấp nguồn điện cho hệ thống chiếu sáng, ổ cắm, thiết bị điện,…
- Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và phòng ngừa nguy cơ cháy nổ.
- Hỗ trợ vận hành các hệ thống khác như hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống báo cháy chữa cháy,…
Hệ thống điện nặng bao gồm:
- Socket outlet: Hệ thống ổ cắm
- Lighting: Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt
- Emergency lighting: Hệ thống chiếu sáng khẩn cấp (đèn exit, đèn emergency)
- Submain power supply: Hệ thống tủ điện phân phối (tủ này cấp điện cho sản xuất, chiếu sáng, ổ cắm,…)
- Lighting protection system: Hệ thống chống sét (cọc tiếp địa, hệ thống thu sét)
- Earthing system: Hệ thống tiếp địa
Điện nhẹ trong hệ thống MEP
Hệ thống điện nhẹ bao gồm các hệ thống sử dụng điện áp thấp (thường dưới 50V). Hệ thống có chức năng cung cấp thông tin, truyền dẫn và điều khiển các thiết bị trong công trình. Hệ thống điện nhẹ bao gồm:
- Data network system: Hệ thống mạng LAN/WAN
- Public address system: Hệ thống PA
- Security & Supervisior system: Hệ thống an ninh giám sát
- Telephone system: Hệ thống điện thoại
- Building management system: Hệ thống BMS
Kỹ sư MEP là gì?
Kỹ sư MEP là người phải có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, để thực hiện các công việc về cơ khí, điện nước và PCCC của công trình xây dựng. Trong hệ thống MEP còn chia nhỏ các hạng mục, mỗi kỹ sư MEP chỉ cần hiểu biết chuyên sâu về một hạng mục.
Nhìn chung công việc của một kỹ sư MEP như sau:
- Thiết kế hệ thống HVAC
- Thiết kế hệ thống điện
- Thiết kế hệ thống ống cấp, thoát nước
- Dự toán năng lượng, điện năng sử dụng
- Chuẩn bị tài liệu, hồ sơ, thông số kỹ thuật
- Quản lý dự án MEP (Giám sát thi công, kiểm tra và vận hành hệ thống)
- Duy trì hệ thống hoạt động tốt
Làm thế nào để trở thành kỹ sư MEP chuyên nghiệp
Kỹ sư MEP là một ngành nghề quan trọng trong lĩnh vực xây dựng, đóng vai trò thiết yếu trong việc thiết kế, thi công và vận hành hệ thống cơ điện, điện tử và hệ thống ống nước cho các công trình. Tuy nhiên, công việc này cũng đi kèm với nhiều áp lực và đòi hỏi kỹ sư MEP phải có những kỹ năng và phẩm chất nhất định để đạt được thành công. Dưới đây là một số bí quyết giúp kỹ sư MEP thực hiện công việc một cách tốt nhất và gặt hái thành công:
- Nắm vững kiến thức chuyên môn: Hiểu rõ về hệ thống MEP, nguyên lý hoạto động, quy trình thiết kế, thi công và vận hành.
- Có kỹ năng mềm tốt: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian,…
- Thành thạo các phần mềm thiết kế: Sử dụng thành thạo các phần mềm như AutoCAD, Revit MEP, Navisworks,…
- Có khả năng chịu áp lực cao: Ngành MEP đòi hỏi kỹ sư phải làm việc với nhiều deadline và chịu áp lực cao.
- Đam mê và tâm huyết với nghề: Yêu thích công việc sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả và đạt được thành công.
Ngoài ra, bạn cũng cần:
- Ngành MEP luôn thay đổi và phát triển, do đó bạn cần luôn học hỏi và cập nhật kiến thức mới.
- Tham gia các dự án thực tế để tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng.
- Nâng cao kiến thức và kỹ năng thông qua các khóa đào tạo chuyên sâu.
- Tham gia các hiệp hội chuyên ngành, kết nối với các chuyên gia trong ngành để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.
Các kỹ sư MEP tại SUNTECH
SUNTECH tự hào sở hữu đội ngũ kỹ sư MEP chuyên nghiệp, năng động và trí tuệ, đóng vai trò nòng cốt trong việc kiến tạo những công trình hoàn hảo.
Với nhiều năm kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu rộng, các kỹ sư MEP của SUNTECH luôn:
- Nắm bắt và áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực MEP.
- Đảm bảo thiết kế hệ thống MEP tối ưu, phù hợp với từng công trình cụ thể.
- Thi công và vận hành hệ thống MEP hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và an toàn cho người sử dụng.
- Cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về hệ thống MEP.
SUNTECH luôn sẵn lòng để lắng nghe và đáp ứng mọi yêu cầu của quý vị, nếu quý vị cần hỗ trợ hãy liên hệ qua hotline 0986 656 683 để được hỗ trợ tư vấn.
Xem thêm: QS trong xây dựng là gì? Vai trò của kỹ sư dự toán