Sử dụng Pass box trong y tế như thế nào cho chuẩn?

Ở các cơ sở y tế, việc kiểm soát môi trường là mối quan tâm hàng đầu. Để đảm bảo điều này, cần sự hỗ trợ từ nhiều thiết bị chuyên dụng. Trong số đó, PassBox được coi là thiết bị không thể thiếu, giúp duy trì sự an toàn và vệ sinh tốt nhất trong các phòng làm việc y tế. Vậy sử dụng Pass box trong y tế như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.

1. Tại sao nên sử dụng Pass box trong y tế

Trong các cơ sở y tế, đặc biệt là bệnh viện và các cơ sở y tế, việc duy trì môi trường vô trùng là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và ngăn ngừa các nguy cơ nhiễm khuẩn. Những khu vực như phòng mổ thường yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về độ sạch, như Class 10000 hoặc Class 1000, để kiểm soát tối đa sự xâm nhập của các hạt bụi và vi khuẩn.

Tại sao nên sử dụng Pass box trong y tế
Tại sao nên sử dụng Pass box trong y tế

Việc vận chuyển các vật liệu y tế như dụng cụ phẫu thuật, ống nghiệm, mẫu máu và các thành phẩm khác giữa các khu vực vô trùng trong cơ sở y tế có thể tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm. Để ngăn chặn tình trạng này, Pass box được sử dụng để duy trì tiêu chuẩn sạch trong quá trình vận chuyển.

Pass box trong y tế đảm bảo môi trường vô trùng bằng cách kiểm soát luồng không khí và hạn chế sự xâm nhập của các hạt bụi hoặc vi khuẩn từ bên ngoài, ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm chéo. Với thiết kế chuyên dụng, thiết bị này đảm bảo an toàn và duy trì chất lượng cho các quy trình y tế nhạy cảm, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh trong môi trường y tế.

2. Phân loại và công dụng Pass box trong y tế

Trong môi trường y tế, mỗi khu vực sẽ có các yêu cầu hoạt động và vệ sinh riêng biệt, đòi hỏi các thiết bị phải được thiết kế phù hợp. Vì vậy, Pass box trong y tế cũng được phân thành nhiều loại khác nhau để đáp ứng những tiêu chuẩn này. Cụ thể, Pass box y tế được chia thành 4 loại chính: hộp chuyển vật liệu, hộp chuyển chất thải, hộp chuyển máu và hộp chuyển mẫu đông lạnh. Từng loại thiết bị cũng sẽ có những công dụng khác nhau.

Hộp chuyển hàng chuyển chất thải

Chất thải y tế là những vật phẩm đã qua sử dụng trong quá trình khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học,… Chất thải y tế chứa nhiều tác nhân nguy hiểm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và môi trường. Để đảm bảo an toàn và vệ sinh, cần kiểm soát chặt chẽ quá trình vận chuyển thông qua passbox y tế, cần phải có một tủ truyền riêng cho chúng để tránh gây ô nhiễm cho tủ vận chuyển đầu vào. Hộp chuyển hàng chuyển chất thải thường là Static PassBox, có chiều vận chuyển từ phòng sạch cấp độ C đến khu vực chung.

Hộp chuyển hàng chuyển vật liệu

Các cơ sở y tế thường phải vận chuyển nhiều vật liệu quan trọng như ống nghiệm, mẫu máu, thiết bị y tế, cùng các vật liệu dùng trong sản xuất và bảo quản thuốc. Để đảm bảo các vật liệu này không bị nhiễm bẩn trong quá trình vận chuyển, cần sử dụng các thiết bị chuyên dụng – Hộp chuyển hàng phòng sạch (nên sử dụng Dynamic Passbox cho trường hợp này). Trong các cơ sở y tế, hướng vận chuyển vật liệu thường là từ khu vực chung đến khu vực sạch có phân loại cấp độ C theo GMP.

Vật liệu trong y tế
Vật liệu trong y tế

Hộp chuyển hàng chuyển mẫu đông lạnh

PassBox chuyển mẫu đông lạnh giúp vận chuyển mẫu vật được bảo quản ở nhiệt độ thấp giữa các môi trường khác nhau. Thường được sử dụng để:

  • Chuyển mẫu đông lạnh từ phòng thí nghiệm vào phòng phẫu thuật.
  • Di chuyển mẫu từ kho bảo quản đông lạnh vào phòng thí nghiệm.
  • Chuyển mẫu từ phòng thí nghiệm sang các phòng xét nghiệm khác.

Thiết bị này đảm bảo việc di chuyển mẫu đông lạnh diễn ra an toàn và duy trì nhiệt độ yêu cầu, tránh làm hỏng mẫu hoặc gây nhiễm khuẩn trong suốt quá trình vận chuyển.

Hộp chuyển hàng chuyển máu

Trong quá trình thu thập và sử dụng máu cho bệnh nhân, đặc biệt trong các ca phẫu thuật hoặc xét nghiệm, việc vận chuyển máu đòi hỏi tiêu chuẩn an toàn rất cao.PassBox này không chỉ giúp vận chuyển máu từ phòng lấy máu đến nơi cần cung cấp máu một cách nhanh chóng và an toàn, mà còn đảm bảo máu không bị hư hại hay nhiễm khuẩn. Quá trình vận chuyển máu thường diễn ra 2 chiều, từ khu vực có cấp độ sạch loại C ra khu vực chung và ngược lại. Vì vậy, sử dụng Passbox tự làm sạch là lựa chọn tốt nhất.

Lưu ý: Sau mỗi lần sử dụng, PassBox cần được vệ sinh sạch sẽ bằng cồn 75% và chiếu đèn UV trong 30 phút để loại bỏ các vi khuẩn, virus,… còn sót lại.

3. Nên lắp đặt Hộp chuyển hàng ở vị trí nào trong bệnh viện?

Hộp chuyển hàng trong bệnh viện có vai trò quan trọng tại các khu vực yêu cầu kiểm soát cao, bao gồm:

  • Phòng áp lực âm: Đây là khu vực có áp suất không khí thấp hơn áp suất môi trường bên ngoài, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, virus,…từ bên ngoài vào; giảm thiểu ô nhiễm chéo, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và nhân viên y tế.
  • Phòng mổ: Đây là khu vực có yêu cầu độ sạch cao nhất trong bệnh viện, cần được kiểm soát chặt chẽ để tránh nhiễm khuẩn. Hộp chuyển hàng trong phòng mổ giúp vận chuyển các vật dụng và mẫu vật cần thiết cho phẫu thuật một cách an toàn, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến môi trường vô trùng của phòng mổ.
  • Phòng thí nghiệm: Đây là nơi thực hiện các xét nghiệm, nghiên cứu,… đòi hỏi độ sạch cao. Hộp chuyển hàng trong phòng thí nghiệm giúp vận chuyển vật dụng và mẫu vật thí nghiệm một cách an toàn, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, nghiên cứu.
  • Các khu vực khác: Hộp chuyển hàng có thể được lắp đặt ở các khu vực khác trong bệnh viện như khu vực chăm sóc bệnh nhân và khu vực phục hồi chức năng, giúp vận chuyển các vật dụng, mẫu vật một cách thuận tiện và an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
Lắp đặt Pass Box phòng sạch tại các vị trí thuận tiện
Lắp đặt Pass Box phòng sạch tại các vị trí thuận tiện

Hộp chuyển hàng trong bệnh viện cần được lắp đặt đúng vị trí để đảm bảo hiệu quả sử dụng. Khi chọn vị trí lắp đặt, cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố sau:

  • Khoảng cách đến giường bệnh: Trong phòng áp lực âm, nên đặt hộp chuyển hàng xa giường bệnh hơn để tăng tiện ích cho người bệnh và ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm từ môi trường ngoài. Khoảng cách lý tưởng là từ 1 đến 2 mét.
  • Không gian xung quanh: Đối với các phòng khác như phòng thí nghiệm, cần đảm bảo vị trí đặt nằm ở không gian bên trong của hai phòng để tránh tác động không mong muốn đến môi trường xung quanh. Vị trí lắp đặt nên có đủ không gian để người vận hành có thể dễ dàng thao tác.
  • Độ cao: Chọn độ cao phù hợp giúp người vận hành sử dụng một cách thoải mái và hiệu quả. Độ cao lý tưởng là từ 1,5 đến 1,7 mét.
  • Các yếu tố khác: Ngoài ra, cần xem xét cẩn thận các yếu tố khác như không gian nội thất, vị trí tường và đảm bảo vị trí lắp đặt cân đối.

4. Một số lưu ý khi sử dụng Pass box trong y tế

Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và an toàn cho người bệnh, cần lưu ý những điều sau khi sử dụng Pass Box trong y tế:

  • Vệ sinh và khử trùng: Sau khi làm việc, cần lau sạch bề mặt bên trong của PassBox và bật đèn UV tiệt trùng trong 30 phút. Việc vệ sinh và khử trùng thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn sự tích tụ của bụi bẩn, vi khuẩn, virus,…
  • Ngăn cách vật phẩm: Các vật phẩm ra vào khu vực phòng bệnh phải được ngăn cách với lối đi của nhân viên, vận chuyển ra vào từ lối đi đặc biệt của phòng sạch bệnh viện. Việc ngăn cách vật phẩm sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm chéo từ môi trường bên ngoài vào phòng sạch.
  • Mở bao bì: Khi vật phẩm vào phòng sạch, cần mở bao bì bên ngoài và đưa vào khu vực bảo quản tạm thời. Sau đó từ khu vực bảo quản tạm thời vào khu vực bảo quản để sử dụng.
  • Kiểm tra định kỳ: Thường xuyên kiểm tra độ nhạy và khả năng hoạt động của các bộ phận chính như bộ điều khiển, màn hình cảm ứng, đèn UV, cửa liên động của PassBox. Việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề kỹ thuật, đảm bảo PassBox hoạt động hiệu quả và an toàn.
  • Thay thế bộ lọc: Nếu là Dynamic PassBox thì cần ghi lại thời gian thay thế bộ lọc. Thường xuyên kiểm tra mức chênh lệch áp suất (sử dụng đồng hồ chênh áp lọc) của bộ lọc có đến mức tới hạn hay không, nếu không đáp ứng được cần phải kịp thời thay thế bộ lọc.
  • Kiểm tra đèn cực tím: Tuổi thọ của đèn cực tím cũng cần đặc biệt chú ý. Nếu tuổi thọ của đèn tia cực tím còn 1/4 thì nên theo dõi để kịp thời phát hiện sự cố và có biện pháp khắc phục kịp thời.
  • Sửa chữa kịp thời: Khi phát hiện PassBox gặp lỗi (nút bấm không nhạy, khóa liên động không hoạt động), bạn cần liên hệ nhà sản xuất để được sửa chữa tại chỗ kịp thời.
Lưu ý khi sử dụng Pass Box
Lưu ý khi sử dụng Pass Box

Bài viết trên vừa tổng hợp thông tin về cách phân loại, lưu ý và cách sửa dụng Pass box trong y tế. Mong rằng bài viết này hữu ích đối với bạn. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu về tư vấn thiết bị Passbox phòng sạch, hãy liên hệ với SUNTECH để được hỗ trợ tư vấn!