Xây dựng nhà xưởng là một dự án lớn, đòi hỏi sự đầu tư kỹ lưỡng về tài chính cũng như thời gian. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo dự án thành công chính là lập dự toán chi tiết và chính xác. Vậy dự toán nhà xưởng là gì và làm thế nào để triển khai đúng cách? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
1. Dự toán nhà xưởng
Khái niệm
Dự toán nhà xưởng là tài liệu quan trọng nhằm xác định tổng chi phí cần thiết cho một dự án xây dựng, được lập chi tiết trong giai đoạn thiết kế công trình. Dự toán không chỉ là căn cứ để xác định mức vốn đầu tư ban đầu, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phân bổ chi phí và lập kế hoạch thi công chi tiết.
Ngoài ra, dự toán còn hỗ trợ trong quá trình lựa chọn nhà thầu sau đấu thầu, giám sát và kiểm tra chi phí trong suốt quá trình đầu tư xây dựng, đồng thời giúp giải quyết các tranh chấp liên quan đến giá trị đầu tư của dự án.
Vai trò
Dự toán nhà xưởng được ví như là “bản đồ” chỉ dẫn cho toàn bộ quá trình xây dựng. Dự toán giúp chủ đầu tư, nhà thầu và các bên liên quan có cái nhìn tổng quan và chi tiết về dự án, từ đó đưa ra các quyết định chính xác và hiệu quả.
- Xác định tổng mức đầu tư, cung cấp con số chính xác về tổng chi phí cần thiết cho dự án.
- Dự toán chi tiết từng hạng mục công việc, lập kế hoạch thi công chi tiết, xác định tiến độ, điều chỉnh kịp thời nếu có phát sinh.
- Là cơ sở để theo dõi, so sánh chi phí thực tế với dự toán, giúp phát hiện và kiểm soát các khoản chi phí phát sinh, tối ưu hóa ngân sách.
- So sánh giá, năng lực các nhà thầu khác nhau.
- Là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thi công.
- Kiểm soát chất lượng công trình, đảm bảo công trình được xây dựng đúng theo thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Giúp phát hiện và khắc phục các sai sót trong quá trình thiết kế và thi công.
Các phương pháp lập dự toán phổ biến
Mỗi phương pháp dự toán nhà xưởng sẽ có yêu cầu riêng, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của từng dự án: Cụ thể:
- Phương pháp xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng: Tính toán dựa trên các hạng mục công trình cụ thể.
- Phương pháp xác định theo tỷ lệ %: Áp dụng khi cần tính toán nhanh dựa trên tổng mức đầu tư.
- Phương pháp xác định trên cơ sở công trình tương tự: Sử dụng suất vốn đầu tư hoặc dữ liệu từ các công trình tương tự đã hoàn thành.
- Phương pháp tạm tính: Áp dụng trong các trường hợp cần dự trù chi phí sơ bộ trước khi có thiết kế chi tiết.
2. Chi phí trong dự toán xây dựng nhà xưởng
Chi phí liên quan đến mặt bằng
- Chi phí thuê đất ngắn hạn hoặc dài hạn để làm nơi xây dựng nhà xưởng. Chi phí này phụ thuộc vào vị trí, diện tích và thời gian thuê.
- Nếu cần sử dụng đất lâu dài, việc đầu tư mua đất là giải pháp tối ưu, tuy nhiên, chi phí này thường khá lớn. Giá đất sẽ thay đổi dựa trên vị trí địa lý, tiềm năng phát triển khu vực và quy hoạch hạ tầng xung quanh.
Chi phí xây dựng và lắp đặt
- Vật tư và thiết bị xây dựng: Bao gồm các loại vật liệu như bê tông, thép, gạch, sơn, tấm lợp, gạch,…
- Nhân công và máy móc thi công: Chi phí thuê lao động trực tiếp và các loại máy móc, thiết bị cần thiết như máy đào, máy trộn bê tông, cẩu trục.
- Chi phí quản lý chung: Bao gồm quản lý tại công trường, bảo trì thiết bị thi công, an toàn lao động và chi phí quản lý hành chính trong suốt quá trình thi công.
Lập định mức dự toán vật liệu xây dựng cần gì?
- Dựa trên bản vẽ thiết kế và yêu cầu kỹ thuật, xác định chính xác khối lượng vật liệu cho từng giai đoạn thi công.
- Kiểm tra và cập nhật đơn giá vật liệu, bao gồm chi phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác.
- Xác định tỷ lệ hao hụt vật liệu (do cắt, vỡ, hư hỏng) và lập khoản dự phòng, đảm bảo thi công không bị gián đoạn.
- Lên kế hoạch thời gian cung cấp vật liệu đúng tiến độ thi công, tránh tình trạng thiếu vật liệu trong quá trình thi công hoặc giao nhận muộn.
Chi phí máy móc thiết bị sản xuất – vận hành nhà máy
- Thiết bị chính như dây chuyền sản xuất, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống thông gió, thiết bị chiếu sáng, tủ điện, biến tần,…
- Chi phí vận chuyển thiết bị từ nơi cung cấp đến công trình hoặc nhà máy.
- Chi phí lắp đặt thiết bị, dụng cụ và vật tư cần thiết.
Lập định mức dự toán vận hành máy móc cần gì?
- Thống kê danh sách các máy móc, thiết bị sử dụng trong thi công, từ các máy móc nặng như cần cẩu, máy xúc đến các thiết bị nhỏ như máy cắt, máy hàn.
- Đánh giá công suất hoạt động và thời gian sử dụng dự kiến của từng loại máy móc trong suốt quá trình thi công, từ đó lập kế hoạch cho chi phí bảo trì, bảo dưỡng
Chi phí quản lý dự án
- Phí thuê các công ty hoặc tổ chức có chuyên môn quản lý dự án thay mặt chủ đầu tư. Điều này giúp kiểm soát chất lượng, tiến độ và chi phí một cách hiệu quả hơn.
- Phí này áp dụng khi chủ đầu tư tự quản lý dự án, bao gồm tiền lương, thưởng và các chế độ phúc lợi cho nhân sự trong giai đoạn triển khai xây dựng.
Chi phí tư vấn và dịch vụ xây dựng
- Khảo sát địa hình, địa chất: Đánh giá hiện trạng mặt bằng, độ bền đất và các yếu tố môi trường để đảm bảo an toàn và tính ổn định cho công trình.
- Thiết kế và lập dự toán: Bao gồm thiết kế sơ bộ, chi tiết, kỹ thuật và lập bảng dự toán chi phí cụ thể. Đây là bước quan trọng giúp kiểm soát ngân sách và hạn chế các phát sinh không cần thiết.
- Giám sát thi công: Theo dõi, kiểm tra chất lượng và tiến độ thi công để đảm bảo công trình được thực hiện đúng thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Tổ chức đấu thầu: Gồm chi phí mời thầu, xét thầu và ký hợp đồng với nhà thầu, đảm bảo chọn được đối tác phù hợp với yêu cầu và ngân sách.
- Thẩm định và phê duyệt: Thực hiện bởi các cơ quan chức năng hoặc tổ chức chuyên môn để kiểm tra và phê duyệt thiết kế, dự toán trước khi triển khai xây dựng.
Chi phí khác
- Chi phí bảo hiểm công trình: Bao gồm bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm cho vật liệu và thiết bị máy móc trong suốt thời gian thi công, nhằm đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro.
- Chi phí nghiệm thu công trình: Kiểm tra chất lượng, an toàn và hiệu suất của nhà xưởng trước khi bàn giao và đưa vào sử dụng.
- Chi phí kiểm tra và nghiệm thu PCCC: Đảm bảo hệ thống phòng cháy chữa cháy đáp ứng tiêu chuẩn và được phê duyệt bởi cơ quan chức năng.
- Chi phí xin giấy phép xây dựng: Chi phí liên quan đến các thủ tục pháp lý cần thiết trước khi khởi công, như xin giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch.
Chi phí dự phòng
- Dự phòng khối lượng phát sinh: Để xử lý các tình huống tăng khối lượng công việc hoặc những hạng mục công trình ngoài dự toán.
- Dự phòng trượt giá: Bù đắp rủi ro từ biến động giá vật liệu, nhân công hoặc các yếu tố thị trường trong quá trình thi công.
3. Các bước lập dự toán xây dựng nhà xưởng
Thu thập thông tin cần thiết
Để xây dựng dự toán chính xác, việc thu thập thông tin chi tiết là bước đầu tiên. Các thông tin cần thiết bao gồm:
- Bản vẽ thiết kế: Bao gồm bản vẽ kết cấu, hệ thống điện nước, cơ điện của công trình,…
- Quy mô và yêu cầu kỹ thuật: Đặc điểm của công trình và các yêu cầu kỹ thuật cụ thể.
- Danh mục vật tư và thiết bị: Liệt kê chi tiết các loại vật tư, thiết bị cần sử dụng kèm theo đơn giá dự kiến.
- Chi tiết các hạng mục công việc: Chia rõ các công việc cần thực hiện trong quá trình xây dựng.
Chi tiết hạng mục công việc
- Hạng mục xây dựng: Xây dựng phần thô (móng, cột, sàn, mái) và phần hoàn thiện (tường, sơn, hoàn thiện mặt bằng).
- Hạng mục lắp đặt: Lắp đặt hệ thống điện, cấp thoát nước, hệ thống thông tin (internet, truyền hình) và các hạng mục cơ điện (máy lạnh, thông gió, điều hòa,…).
- Hạng mục thiết bị: Mua và lắp đặt thiết bị cho nhà máy, nhà xưởng, như máy móc sản xuất, thiết bị công nghệ, hệ thống PCCC, thang máy,…
Xác định đơn giá, định mức cho từng hạng mục
Đơn giá là cơ sở để tính toán chi phí cho từng hạng mục công việc, được xác định từ các quy định của cơ quan nhà nước hoặc nguồn tham khảo uy tín. Đơn giá cần phù hợp với địa phương, quy mô công trình và các yếu tố đặc thù khác để đảm bảo tính chính xác.
Tính toán dự toán
Tiến hành tính toán chi phí cho từng hạng mục công việc qua công thức sau:
Chi phí = Định mức * Đơn giá * Số lượng
Trong đó:
- Chi phí: Tổng chi phí ước tính cho một công việc cụ thể.
- Định mức: Khối lượng công việc cần thực hiện để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc công việc.
- Đơn giá: Giá trị của một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Số lượng: Số lượng công việc hoặc sản phẩm cần thực hiện, dựa trên thiết kế và yêu cầu công trình.
Lập dự toán tổng thể
Lập dự toán tổng thể bằng cách tổng hợp các chi phí của từng hạng mục trong dự án. Dự toán tổng thể giúp các bên liên quan như chủ đầu tư, nhà thầu và các bên tài chính có cái nhìn toàn diện về chi phí cần thiết để thực hiện công trình. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế cần lưu ý:
- Đơn giá và định mức có thể không phù hợp với thi công thực thế.
- Không áp dụng cho các hạng mục không có định mức.
>> Bạn có thể tải mẫu dự toán tổng thể cho nhà xưởng tại đây!
4. Những sai lầm thường gặp khi lập dự toán xây dựng nhà xưởng
Lập dự toán xây dựng nhà xưởng giúp kiểm soát chi phí và tiến độ thi công. Tuy nhiên, nhiều sai lầm thường gặp trong quá trình này có thể dẫn đến chênh lệch giữa dự toán và chi phí thực tế. Dưới đây là những sai lầm phổ biến cần tránh khi lập dự toán nhà xưởng.
Thiếu thông tin ban đầu khi lập dự toán
- Không có bản vẽ thiết kế chi tiết, ảnh hưởng đến việc ước tính khối lượng vật liệu và công việc.
- Không xác định rõ quy mô và cấu trúc nhà xưởng, gây khó khăn trong việc phân chia các hạng mục công việc và tính toán chi phí.
Không cập nhật giá vật tư xây dựng
- Giá vật liệu xây dựng thay đổi liên tục, nếu không theo dõi thường xuyên, chi phí thực tế có thể vượt quá dự toán.
- Không so sánh giá giữa các nhà cung cấp dẫn đến việc mua vật liệu với giá cao hơn.
Quá ước tính hoặc thiếu ước tính chi phí phụ
- Quên tính các chi phí gián tiếp như vận chuyển, thuê thiết bị, bảo hiểm.
- Không dự trù chi phí phát sinh do thay đổi thiết kế hoặc điều kiện thi công.
Không dự tính các rủi ro và thiếu sự phối hợp
- Thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng khiến không lường trước được khó khăn, rủi ro có thể xảy ra.
- Thiếu kế hoạch dự phòng và sự phối hợp giữa các bộ phận (nhà thầu, tư vấn, chủ đầu tư) dẫn đến sai sót trong quá trình lập dự toán và thi công.
Xác định sai định mức công việc
- Định mức công việc không phù hợp với điều kiện thực tế, ví dụ như sự khác biệt giữa thi công ở vùng địa hình phức tạp và bằng phẳng.
- Không tính đến yếu tố thời tiết và khí hậu, ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí thi công.
5. SUNTECH – Tổng thầu trọn gói dịch vụ xây dựng nhà xưởng
Khi lập bảng dự toán nhà xưởng, để đạt độ chính xác cao, doanh nghiệp cần tham khảo nhiều nguồn thông tin và nhận sự tư vấn từ các chuyên gia, nhà thầu, cũng như các đối tác để so sánh và đánh giá tính khả thi của dự toán. Một giải pháp hiệu quả là thuê các tổ chức, đơn vị tổng thầu EPC, đảm bảo dịch vụ trọn gói từ lập dự toán, thi công và hoàn công dự án nhà xưởng.
Tại TP.HCM, SUNTECH tự hào là tổng thầu EPC chuyên cung cấp dịch vụ xây dựng nhà xưởng trọn gói, hỗ trợ khách hàng một cách toàn diện:
- Tư vấn, thiết kế và thi công nhà xưởng
- Lập kế hoạch và dự toán nhà xưởng
- Hỗ trợ thủ tục hoàn công dự án
- Sản xuất và cung cấp thiết bị máy móc
- Dịch vụ bảo trì và bảo hành dự án
- Thiết kế hệ thống cơ điện (MEP)
- Xây dựng và lắp đặt hệ thống PCCC
- Thi công sàn nhà xưởng (vinyl, esd, epoxy,…)
Với kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia giàu năng lực, SUNTECH sẽ giúp bạn xây dựng dự toán nhà xưởng hiệu quả, tiết kiệm chi phí và đạt được chất lượng tối ưu.
Liên hệ:
- Hotline: 0986 656 683
- Email: info@pssuntech.com