Quần áo bảo hộ phòng sạch đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì an toàn và vệ sinh cho người lao động, đặc biệt trong các lĩnh vực như y tế, dược phẩm, điện tử, thực phẩm,…Việc chọn quần áo bảo hộ phù hợp không chỉ đảm bảo hiệu quả trong quá trình sản xuất mà còn bảo vệ sức khỏe của bạn. Do đó, hiểu rõ những tiêu chí khi chọn quần áo phòng sạch là điều cần thiết. Trong bài viết này, SUNTECH sẽ cung cấp thông tin cần thiết để bạn có thể lựa chọn đúng loại quần áo bảo hộ, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và đồng nghiệp trong môi trường làm việc.
1. Tại sao cần chuẩn bị quần áo phòng sạch trước khi vào khu vực sạch?
Trong môi trường phòng sạch, cần kiểm soát bụi bẩn để đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn của quy trình sản xuất. Con người thường là nguồn ô nhiễm chính, bởi chúng ta khó có thể kiểm soát các yếu tố như bụi bẩn hoặc tóc rụng trong suốt quá trình làm việc.
Do đó, việc chuẩn bị trang phục phòng sạch trước khi vào khu vực sạch là điều không thể bỏ qua. Mũ phòng sạch giúp kiểm soát tình trạng tóc rụng, trong khi quần áo bảo hộ, đặc biệt là loại chống tĩnh điện, được thiết kế để ngăn chặn sự phát tán của các hạt bụi từ cơ thể người. Những trang bị này không chỉ đảm bảo vệ sinh phòng sạch mà còn bảo vệ an toàn cho người lao động trong môi trường nhạy cảm.
Tác dụng của quần áo bảo hộ phòng sạch
- Chống tĩnh điện cao giúp bảo vệ người lao động khỏi tĩnh điện và giảm nguy cơ tích tụ điện tích.
- Hạn chế sự phát tán bụi và tạp chất từ cơ thể vào môi trường phòng sạch.
- Ngăn chặn tác nhân nguy hiểm bảo vệ cơ thể khỏi các hóa chất, vi khuẩn và chất độc hại.
3. Quần áo phòng sạch gồm những gì?
Quần áo phòng sạch bao gồm nhiều thành phần khác nhau, mỗi loại có chức năng cụ thể để đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn trong môi trường làm việc. Cụ thể:
- Áo và quần bảo hộ: Thiết kế chống tĩnh điện, hạn chế sự phát tán bụi bẩn và bảo vệ người lao động khỏi các yếu tố nguy hại từ môi trường.
- Mũ phòng sạch: Giúp ngăn chặn tóc rụng, đảm bảo không có tạp chất từ da đầu hoặc tóc phát tán vào không khí.
- Găng tay phòng sạch: Bảo vệ tay khỏi tiếp xúc với bụi bẩn và các chất độc hại, đồng thời ngăn chặn việc truyền tạp chất từ tay vào sản phẩm hoặc không gian làm việc.
- Giày, ủng hoặc dép chống tĩnh điện: Chống trơn trượt, bảo vệ bàn chân khỏi tĩnh điện và các hóa chất độc hại.
- Khẩu trang phòng sạch: Giúp ngăn chặn các hạt bụi từ hơi thở hoặc miệng phát tán vào không khí, đảm bảo sự sạch sẽ của môi trường.
4. Phân loại quần áo phòng sạch
Theo cấp độ sạch
Mỗi cấp độ phòng sạch yêu cầu những tiêu chuẩn riêng về quần áo bảo hộ nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong môi trường làm việc. Các trang phục phòng sạch thường bao gồm:
- Hood
- Mũ Bouffant (Mũ trùm)
- Coverall (Áo liền quần bảo hộ)
- Intersuit Under Coverall (Trang phục lót)
- Boot Covers (Bọc giày)
- Mặt nạ
- Kính bảo hộ
- Găng tay
Tuy nhiên, mỗi cấp độ sạch sẽ có tần suất thay đổi quần áo khác nhau để phù hợp với mức độ sạch cụ thể:
- ISO 8 – Class 100.000: 2 lần/tuần
- ISO 7 – Class 10.000: 2 lần/tuần
- ISO 6 – Class 1000: 3 lần/tuần
- ISO 5 – Class 100: Hàng ngày
- ISO 4 – Class 10: Mỗi lần đi vào
- ISO 3 – Class 1: Mỗi lần đi vào
Theo chất liệu nhu cầu sử dụng
Quần áo bảo hộ phòng sạch rất đa dạng và được sản xuất để đáp ứng các nhu cầu khác nhau, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh trong phòng sạch. Cụ thể:
- Quần áo chống tĩnh điện: Được làm từ các vật liệu có khả năng kiểm soát sự tích điện, qua đó hạn chế việc phát tán hạt bụi trong phòng sạch. Thường được rộng rãi trong các ngành công nghiệp điện tử, sản xuất thiết bị y tế và dược phẩm, nơi yêu cầu tiêu chuẩn độ sạch cao và an toàn cho quá trình sản xuất.
- Áo măng-sơ đơn: Đây là loại trang phục bảo hộ phổ biến nhất trong phòng sạch. Thiết kế của áo này cho phép che phủ toàn bộ cơ thể, ngăn chặn sự lây lan của bụi bẩn và vi khuẩn, đảm bảo môi trường làm việc luôn được duy trì ở mức độ sạch sẽ tối ưu.
- Quần áo bảo hộ có khóa kéo: Với thiết kế khóa kéo phía trước, mang lại sự thuận tiện trong việc mặc và cởi. Thường được sử dụng trong các phòng sạch có yêu cầu khắt khe về độ sạch, giúp tạo ra một rào chắn an toàn cho người lao động, đồng thời đảm bảo rằng không có bụi bẩn hay vi khuẩn nào xâm nhập vào không gian sản xuất.
5. Tiêu chí lựa chọn quần áo bảo hộ phòng sạch
Khi lựa chọn quần áo bảo hộ phòng sạch, cần quan tâm một số yếu tố sau để đảm bảo tính hiệu quả và bảo vệ của trang phục. Cụ thể:
- Chống tĩnh điện: Quần áo cần có khả năng ngăn chặn sự tích điện, điều này rất quan trọng trong môi trường có nguy cơ cháy nổ hoặc làm việc với thiết bị điện tử nhạy cảm.
- Độ bền và co dãn: Quần áo phải có độ bền để chịu được môi trường làm việc, đồng thời có độ co dãn tốt để người mặc cảm thấy thoải mái khi di chuyển.
- Thoáng khí và thấm hút mồ hôi: Nên chọn loại quần áo có khả năng thoáng khí và thấm hút mồ hôi để không bị bí bách hay khó chịu khi làm việc lâu.
- Chống nước và bụi: Quần áo bảo hộ cần có tính năng chống nước và bụi để bảo vệ bạn khỏi các tác nhân bên ngoài có thể gây hại.
6. Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng quần áo bảo hộ phòng sạch
- Kiểm tra chất lượng quần áo bảo hộ trước khi mặc, đảm bảo không bị hỏng hay rách. Nếu phát hiện lỗi, sửa chữa hoặc thay thế bằng đồ mới.
- Giảm thiểu tiếp xúc với các chất độc hại như hóa chất và độc tố trong khi mặc quần áo bảo hộ để bảo vệ sức khỏe.
- Mang quần áo đúng cách, tránh kéo hay giật để không gây rách và đảm bảo an toàn.
- Không tái sử dụng quần áo bảo hộ đã qua sử dụng, cần thay thế bằng bộ đồ mới để đảm bảo an toàn.