Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình xây dựng, việc thực hiện khoan thăm dò địa chất là vô cùng cần thiết. Điều này giúp tránh gặp phải những hiện tượng không mong muốn như sạt lở, mất đất,… Nhưng để thực hiện điều này một cách chính xác, các nhà thầu cần tuân thủ theo TCVN 9437:2012. Vậy TCVN 9437:2012 được hiểu như nào? Phạm vi và nội dung của tiêu chuẩn bao gồm những gì? Cùng SUNTECH đi tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!
1. Khái niệm TCVN 9473:2012
TCVN 9437:2012 là tiêu chuẩn về khoan thăm dò địa chất đất thi công, tài liệu quan trọng cung cấp các hướng dẫn và yêu cầu về phương pháp khoan, thu thập và xử lý mẫu trong quá trình thăm dò. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn này còn cung cấp các hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện các phép đo và phân tích, giúp đánh giá các đặc tính địa chất của đất, như độ ổn định, khả năng chịu tải và độ dẻo dai trong quá trình thi công.
Tuân thủ tiêu chuẩn sẽ đảm bảo rằng quá trình thăm dò và đánh giá địa chất đất được thực hiện đúng đắn và đáng tin cậy, từ đó giúp cho việc ra quyết định và thiết kế công trình xây dựng được tốt hơn.
Để hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn, bạn có thể tham khảo tài liệu TẠI ĐÂY.
2. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn TCVN 9437:2012 đề ra các quy trình chi tiết cho việc thực hiện khoan thăm dò địa chất trong quá trình khảo sát, thiết kế và thi công các công trình giao thông vận tải. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn này cũng có thể được áp dụng trong việc khảo sát thiết kế cho các công trình xây dựng khác như công trình dân dụng, thủy lợi, thủy điện,…Tuy nhiên, để áp dụng cho các loại công trình khác, cần phải điều chỉnh và bổ sung về kỹ thuật và biện pháp thực hiện sao cho phù hợp với loại công trình cụ thể.
Xem thêm: QS trong xây dựng là gì? Vai trò của kỹ sư dự toán
3. Tóm tắt nội dung
Nội dung chính trong Tiêu chuẩn khoan thăm dò địa chất bao gồm:
- Chuẩn bị vị trí trước khi tiến hành khoan khảo sát
- Xác định vị trí và độ sâu của miệng lỗ khoan
- Chuẩn bị nền đất và lắp đặt thiết bị khoan khảo sát
- Khoan trong môi trường trên sông hoặc trong nước
- Quy định về phương pháp khoan để khảo sát địa chất
- Thực hiện các phương pháp nâng hạ dụng cụ khoan khảo sát
- Thực hiện các biện pháp gia cố để ngăn nước trong lỗ khoan và chống mất nước rửa
- Theo dõi, đo lường và ghi chép những thông tin quan trọng
- Thu thập mẫu đất, đá và nước từ lỗ khoan
- Hoàn thiện công tác kết thúc lỗ khoan khảo sát địa chất
4. 7 nguyên tắc chung của TCVN 9437:2012
1. Các bước trong công tác khoan thăm dò cho một công trình bao gồm:
- Tiếp nhận nhiệm vụ, lên phương án kỹ thuật và lập kế hoạch triển khai công tác khoan
- Chuẩn bị công tác trước khi khoan
- Xác định vị trí và cao độ miệng lỗ khoan
- Lắp ráp thiết bị khoan và cho chạy thử máy
- Tiến hành khoan thăm dò, thu thập mẫu, làm các thí nghiệm trong lỗ khoan và các quan trắc cần thiết trong lỗ khoan
- Chuyển giao mẫu đến nơi quy định để nghiên cứu
- Sau khi khoan xong, lấp lỗ khoan, dọn dẹp hiện trường và chuyển sang lỗ khoan mới
- Lập hồ sơ, tài liệu khoan thăm dò của công trình
- Nghiệm thu công tác khoan thăm dò ngoài hiện trường
2. Bản phương án kỹ thuật khoan thăm dò ĐCCT (phương án khoan) cần nêu những nội dung cụ thể sau đây:
- Bình đồ bố trí mạng lưới lỗ khoan và số liệu của từng lỗ khoan
- Độ sâu dự kiến của lỗ khoan và đường kính nhỏ nhất của đáy lỗ khoan
- Góc xiên của lỗ khoan và các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt
- Các tài liệu và các loại mẫu cần giao nộp và thời hạn hoàn thành
3. Bản thiết kế thi công lỗ khoan cần xác định rõ từng lớp đất đá chính, bao gồm cả phương pháp khoan, đường kính mũi khoan và các biện pháp gia cố.
4. Khi thiết kế thi công lỗ khoan cần tận dụng dùng lỗ khoan đường kính nhỏ nhưng đảm bảo các yêu cầu lấy các loại mẫu và ít thay đổi đường kính lỗ khoan.
5. Khi lập kế hoạch triển khai công tác khoan cần xem xét và giải quyết các vấn đề như thiết bị, vật tư tiêu hao, định biên đơn vị khoan, kế hoạch chi tiêu, vận chuyển, tiến độ công tác và bảo hộ lao động.
6. Trong quá trình triển khai khoan thăm dò, cần tuân thủ các quy định về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và liên hệ với các chủ công trình để thực hiện các thủ tục pháp lý.
7. Tổ chức kiểm tra kỹ thuật và theo dõi tiến độ công tác để bảo đảm chất lượng và tiến độ công việc, trước khi tiến hành nghiệm thu công trình khoan.
5. Ý nghĩa và vai trò của tiêu chuẩn trong ngành xây dựng
Tiêu chuẩn khoan thăm dò địa chất công trình mang đến những lợi ích thiết thực cho các nhà thầu, kỹ sư và chủ đầu tư:
- Đảm bảo an toàn cho công trình: Cung cấp thông tin chính xác về địa chất nền móng, giúp dự đoán và phòng ngừa các rủi ro như sạt lở, mất đất, lún sụt,…Nhờ vậy, nhà thầu có thể lựa chọn phương án thi công phù hợp, đảm bảo an toàn cho công trình và con người trong quá trình thi công và sử dụng.
- Nâng cao hiệu quả thi công: Giúp tối ưu hóa thiết kế, đẩy nhanh tiến độ thi công, tiết kiệm vật liệu và chi phí thi công. Từ đó, nâng cao chất lượng công trình, tăng tuổi thọ sử dụng.
- Áp dụng rộng rãi: Dễ dàng áp dụng và thực hiện với các hướng dẫn chi tiết. Tiêu chuẩn thể áp dụng cho nhiều loại công trình khác nhau như nhà cao tầng, đường hầm, cầu cống,…
- Phù hợp: TCVN 9437 được xây dựng dựa trên các nghiên cứu khoa học và thực tiễn, đảm bảo tính cập nhật và phù hợp với điều kiện địa chất Việt Nam.
Việc tuân thủ đúng và chuẩn theo TCVN 9437:2012 không chỉ giúp doanh nghiệp tránh được các vấn đề như sụt lún mà còn đảm bảo tính ổn định và chất lượng của các công trình. SUNTECH đã áp dụng Tiêu chuẩn vào mọi dự án công trình đã hoàn thành trước đó, từ đó mang lại chất lượng cao nhất cho mỗi công trình. Vì vậy, khi quý vị tin tưởng giao phó dự án cho SUNTECH, quý vị sẽ hoàn toàn yên tâm về kết quả cuối cùng. Xin vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết!
Xem thêm: Tư vấn, thiết kế và xây dựng nhà xưởng HCM [2024]